Bể phốt là một hệ thống quan trọng và không thể thiếu trong các công trình phụ của gia đình. Thiết bị này giúp lưu trữ và xử lý nước thải, đảm bảo khi xả ra ngoài môi trường; nước luôn đạt mức an toàn. Để hiểu rõ hơn về bể phốt, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng; mời bạn tham khảo bài viết chi tiết dưới đây của Green.
Đây là một hệ thống quan trọng đối với mọi gia đình, từ nông thôn đến thành thị. Bể phốt, còn được gọi là bể tự hoại, hầm tự hoại, hầm cầu, hầm tiêu phân; hay bồn tự hoại. Đây là nơi chứa đựng chất thải từ bồn cầu.
Các chất thải từ bồn cầu xả vào bể phốt sẽ dần dần phân hủy và chuyển thành dạng lỏng trước khi được dẫn ra ngoài qua hệ thống đường ống thoát nước. Do đó, bể tự hoại cũng đóng vai trò lọc nguồn nước trước khi xả thải ra môi trường. Nó đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và cộng đồng.
Khi phân loại bể này dựa trên chất liệu, không thể bỏ qua bể tự hoại bằng nhựa. Sản phẩm này rất phổ biến trên thị trường; dễ tìm, dễ mua, và có mức giá hợp lý. Đây là lựa chọn tốt để tối ưu chi phí. Ngoài giá thành rẻ, bể phốt nhựa còn có những ưu điểm như trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển; cấu tạo đơn giản và dễ lắp đặt. Tuy nhiên, để sở hữu sản phẩm chất lượng và bền, cần cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn mua. Bể phốt tự hoại bằng nhựa nguyên sinh hiện nhận được nhiều đánh giá tích cực, là một lựa chọn đáng tham khảo.
Về nguyên lý hoạt động, bể phốt composite hầu như tương tự với bể phốt nhựa. Tuy nhiên, composite là nhựa tổng hợp, được kết hợp từ hai hoặc nhiều vật liệu khác nhau theo tỷ lệ được nghiên cứu kỹ lưỡng, nên có chất lượng vượt trội so với nhựa thông thường. Vì lý do này, bể phốt composite có giá cao hơn.
Tuy nhiên, bể phốt composite có độ bền và khả năng chịu lực vượt trội hơn hẳn so với bể nhựa thông thường, và không thua kém các sản phẩm làm bằng kim loại cao cấp. Thời gian sử dụng lâu dài của loại bể này sẽ khiến mọi người phải ngạc nhiên.
>> Xem thêm: Bể Composite Trong Xử Lý Nước Thải
Điểm nổi bật nhất của bể phốt bằng bê tông là độ bền cực cao nhưng giá thành lại không quá đắt. Bể này đã nhận được nhiều lời khen và hiện là lựa chọn của nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, mặc dù độ bền vững cao nhờ được làm từ bê tông cốt thép, trọng lượng của bể này khá nặng, gây khó khăn cho việc vận chuyển và lắp đặt, đặc biệt là trong những công trình nhà phố có diện tích hạn chế và nhiều rào cản xung quanh.
Để đảm bảo nguyên lý hoạt động, bể phốt thường có cấu tạo gồm các ngăn tách biệt, mỗi ngăn đảm nhận một chức năng riêng. Hiện nay, có hai loại bể phổ biến là bể phốt hai ngăn và bể phốt ba ngăn.
Sau đây, Green Water sẽ giới thiệu khách hàng cấu tạo của từng loại bể
Bể phốt hai ngăn
Ngăn chứa chiếm ⅔ diện tích của bể. Bể tự hoại được chia làm 2 ngăn, ngăn thứ nhất chứa chất thải ở hầm cầu, ngăn thứ hai dùng để lắng hầm cầu trước khi thải ra bên ngoài. Ngăn lắng thường chiếm ⅓ phần còn lại của bể.
Bể phốt ba ngăn
Bể phốt 3 ngăn thường được thiết kế cấu tạo ngay dưới nền móng nhà. Ba ngăn của bể tương ứng với nguyên lý hoạt động của bể với ba chức năng: chứa - lọc - lắng.
Ngăn chứa: là ngăn chứa các chất thải xả trực tiếp xuống trong quá trình sử dụng. Các chất thải sẽ được xả thẳng xuống qua đường ống nước xuống vị trí này và sau một thời gian nhất định sẽ được phân hủy. Ngăn chứa có diện tích lớn hơn 2 ngăn còn lại.
Ngăn lọc: các chất thải, rác sau khi được xử lý ở ngăn chứa sẽ được chuyển sang ngăn lọc. Ngăn lọc sẽ xử lý các chất thải còn thừa lại.
Ngăn lắng: đây là vị trí chứa những chất thải không được phân hủy như kim loại, tóc, … Thông thường ngăn lắng sẽ có diện tích bằng ngăn lọc trong bể.
Các chất thải từ nhà tắm, toilet và sinh hoạt hàng ngày sẽ theo đường ống thoát chảy thẳng xuống hầm bể.
Trong hầm bể có một lượng nước nhất định, và dưới đáy của ngăn chứa là một lớp bùn với nhiều vi sinh vật.
Các chất thải rắn và kim loại khó phân hủy sẽ lắng xuống đáy bể. Trong khi các chất lỏng và hợp chất lơ lửng sẽ tràn qua ngăn lọc (với bể phốt ba ngăn) hoặc ngăn lắng (với bể phốt hai ngăn).
Theo thời gian, các chất thải rắn sẽ dần được các vi sinh vật trong bể phân hủy và trở thành bùn. Trong khi các chất như nhựa và túi nilong sẽ không phân hủy và lẫn vào lớp bùn.
Tại ngăn lắng và ngăn lọc của bể, các hợp chất sẽ được phân hủy thêm một lần nữa trước khi thải ra ngoài môi trường. Nếu trong hầm bể có nhiều vi sinh vật và lớp bùn không quá đầy, nước thải sẽ trong và an toàn với môi trường.
Thông thường tuổi thọ của bể phốt sẽ khoảng từ 7 đến 10 năm. Tuy nhiên, nhiều gia đình sử dụng; bể sẽ rất nhanh đầy và có thể 1 đến 2 năm đã đầy.
Do đó, trong quá trình sử dụng bạn nên chú ý:
Không đổ nước xà phòng trực tiếp vào bồn cầu, vì xà phòng sẽ giết chết các vi sinh vật trong bể. Điều này khiến bể không thể tự phân hủy và nhanh đầy. Không chỉ xà phòng, mà các chất tẩy rửa bồn cầu cũng ảnh hưởng đáng kể đến bể phốt.
Hãy sử dụng bùn vi sinh thường xuyên. Bùn vi sinh chứa các vi sinh vật có lợi cho việc phân hủy chất thải. Bạn có thể mua bùn vi sinh ở các cửa hàng tiện lợi hoặc tạp hóa. Sử dụng bùn vi sinh 1 đến 2 tháng một lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
>> Xem thêm: Bể Tự Hoại 3 Ngăn Trong Xử Lý Nước Thải
Bài viết trên của Green Water đã giải đáp cho khách hàng về bể phốt, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng. Hy vọng qua bài viết này, khách hàng đã có cái nhìn khái quát và có thể kiểm soát được quá trình xây dựng bể phốt và nhà vệ sinh cho gia đình mình.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024 3514 8260
Hotline: 032 844 8880
Email: admin@greenwater.com.vn
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh
Hotline: 0931 112 900
Email: admin@greenwater.com.vn