Tin tức

Bể Thiếu Khí - Chu Trình Xử Lý Nước Thải Trong Công Nghệ AAO

June 10 2024
90 lượt xem

Bể thiếu khí được sử dụng nhằm đạt được hiệu quả cao trong quá trình xử lý nước thải. Người ta nghiên cứu và phát minh ra rất nhiều loại hình để lọc nước kỹ trong đó có bể Anoxic. Trên thực tế, xử lý nước thải thì bể xử lý Anoxic được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất. Bởi nó được áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến và hiện đại. Trong bài viết hôm nay, Green sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về sản phẩm này. Hãy đọc bài viết dưới đây để nắm bắt những kiến thức quan trọng nhé.

Bể Thiếu Khí - Chu Trình Xử Lý Nước Thải Trong Công Nghệ AAO

Bể thiếu khí là loại bể gì

Bể thiếu khí hay còn có tên gọi là bể Anoxic, là loại bể để xử lý nước thải. Nó được ứng dụng rất nhiều trong đời sống theo công nghệ AAO. “AA” là sự kết hợp của bể Anoxic và Aerotank kết hợp với nhau. Hai loại bể Anoxic có thể đặt trước hoặc sau Aerotank tuỳ theo mục đích sử dụng.

Trong hệ thống xử lý nước thải, bể thiếu khí hoạt động dựa vào các vi sinh vật thiếu khí. Quá trình này hoạt động dễ dàng trong việc phân huỷ các chất hữu cơ (N2, P). Tóm gọn lại loại bể chuyên dụng này để xử lý nước thải với công nghệ sinh học như lên men, cắt mạch.

>> Xem thêm: Công Nghệ Bể Sục Khí Trong Xử Lý Nước Thải Hiệu Quả Cho Môi Trường

Đặc điểm của bể Anoxic

Bể Anoxic được thiết kế theo hình hộp hoặc trụ với chất liệu chính là bê tông cốt thép hoặc thép. Bể thiếu khí được bổ sung thêm các bộ phận khác. Chủ yếu là hỗ trợ cho quá trình phát triển của vi sinh vật trong nước:

  • Hệ thống cung cấp dinh dưỡng cho các loại vi sinh vật thiếu khí sinh đẻ và hoạt động.

  • Máy bơm đảo - khuấy trộn hoặc cánh quạt khuấy chìm bằng thép để xử lý nước thải.

  • Hệ thống hồi lưu bùn lại bể xử lý Anoxic sau khi lọc nước thải công nghiệp

  • Gia tăng được hiệu quả, tốc độ, hiệu suất xử lý nước thải nhờ thiết bị hỗ trợ tiên tiến.

Hiệu quả xử lý của bể thiếu khí

  • Hiệu quả xử lý tốt và nhanh chóng vì loại bỏ đa số các chất hữu cơ hòa tan được trong nước. Các thành phần nitơ và phốt pho gần như được xử lý hoàn toàn.

  • Có khả năng xử lý 80 - 90% lượng BOD5 (lượng oxy hòa tan trong nước).

  • Tiết kiệm năng lượng do chỉ sử dụng máy, cánh quạt khuấy chìm hoặc máy bơm đảo trộn.

  • Cách thức vận hành đơn giản, dễ dàng, không quá phức tạp và dễ thao tác.

  • Thậm chí xử lý tốt được cả chất hữu cơ khó phân hủy khi phản ứng trong nước.

Bể Thiếu Khí - Chu Trình Xử Lý Nước Thải Trong Công Nghệ AAO

Quá trình vận hành của bể thiếu khí

Sau quá trình lọc và xử lý, lượng COD và BOD5 trong nước thải đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, thành phần Amoni và Phốt pho trong nước thải vẫn hoạt động tương đối cao. Sau đó, nước thải tiếp tục được chuyển đến bể thiếu khí để xử lý 2 thành phần kia. Bằng cách sử dụng các vi sinh vật thiếu khí. Trong bể thiếu khí, hệ vi sinh vật thiếu khí có số lượng đông đảo và chúng hoạt động như sau:

Quá trình Nitrat trong quá trình xử lý nước thải

Phương trình: NH3 → NO3 → NO2 → NO → N2O → N2 (khí)

Amoni là Nitrosomonas và Nitrobacter là hai chủng vi sinh vật được sử dụng trong quá trình khử. Nhờ vi sinh vật hấp thụ, thành phần Amoni sẽ được chuyển hóa hoàn toàn thành N2 trong nước. Sau đó chúng được thải ra ngoài môi trường theo đường dẫn. Nhờ vậy mà hàm lượng nitơ giảm xuống đáng kể hoặc không có trong nước thải.

Quá trình Photphorit khi phản ứng

Phương trình: PO4-3 Microorganism (PO4-3) dạng muối → Bùn

Acinetobacter là chủng vi sinh vật duy nhất tham gia vào quá trình trên. Các chất hữu cơ có sẽ được chuyển hóa thành hợp chất không hoặc có chứa phốt pho. Giúp quá trình trao đổi diễn ra dễ dàng hơn cũng như tăng hiệu quả phản ứng.

Bể thiếu khí thường được bố trí các cánh quạt khuấy chìm trong bể. Để vi sinh vật có thể phát triển thuận lợi trong môi trường này hơn người ta lắp thêm giá thể từ nhựa và đệm sinh học.

Khắc phục sự cố khi hoạt động

Khi sử dụng bể Anoxic, trong quá trình vận hành có thể xảy ra sự cố không mong muốn. Vì vậy cần tìm ra nguyên nhân để đưa ra cách khắc phục nhanh chóng. Đảm bảo bể luôn hoạt động bền vững thì nước mới được xử lý tốt nhất. Sự cố thường gặp nhất trong quá trình vận hành bể thiếu khí là hiện tượng bùn nổi lên trên bề mặt bể.

Bùn sinh học nổi trên bề mặt bể thì nguyên nhân chính là do máy trộn đang gặp vấn đề. Quá trình trộn không đều nên khí nitơ không thoát ra được môi trường. Dẫn đến lượng bùn bị kéo nổi lên trên bề mặt mà nước vẫn không được xử lý. Một khả năng khác là lượng vi sinh vật quá ít trong bể làm ảnh hưởng đến hiệu quả phản ứng nên bùn hoạt tính nổi trên bề mặt.

Để khắc phục tình trạng này, cần tạm dừng việc đưa nước thải vào bể. Sau đó tắt thiết bị khuấy và đảo trộn trong bể Anoxic và máy sục khí trong bể Aerotank. Đợi cho đến khi bùn lắng xuống hoàn toàn rồi mới tiếp tục khuấy đều trong một tiếng đồng hồ và bơm nước vào tiếp tục.

Bể Thiếu Khí - Chu Trình Xử Lý Nước Thải Trong Công Nghệ AAO

>> Xem thêm: Bể Sinh Học Thiếu Khí Là Gì? Công Dụng Của Bể Trong Xử Lý Nước Thải

Kết luận

Hy vọng bài viết trên của chúng tôi cũng đã giải đáp được những vấn đề cơ bản về bể thiếu khí. Cũng như cách sử dụng bể thiếu khí trong thực tế. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay nhu cầu gì thì hãy liên hệ ngay với Green để được tư vấn chi tiết nhất.

Thông tin liên hệ :

CÔNG TY TNHH GREEN

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 3514 8260
  • Hotline: 032 844 8880
  • Email: admin@greenwater.com.vn

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh

  • Hotline: 0931 112 900
  • Email: admin@greenwater.com.vn
Comments