Tin tức

Các biện pháp xử lý nước thải chế biến thực phẩm hiện nay

April 24 2019
2.618 lượt xem

Nước thải ngành chế biến thực phẩm là nuớc trong quá trình sơ chế và chế biến thực phẩm như rửa nguyên liệu, vệ sinh máy móc thiết bị chế biến, vệ sinh nhà xưởng,… Trong nước thải sẽ có các chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật và một số cặn bẩn khác. Vì thế, hiện nay các cơ sở chế biến thực phẩm luôn lựa chọn những biện pháp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, chi phí phù hợp và hệ thống có tuổi thọ cao. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng lựa chọn được biện pháp hợp lý.

Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Green để biết thêm những thông tin về biện pháp xử lý nước thải chế biến thực phẩm an toàn và có chất lượng cao nhé

1. Đặc điểm của nước thải chế biến thực phẩm

Công nghệ thực phẩm bao gồm rất nhiều phân ngành như: sữa và các sản phẩm từ sữa, rượu – bia – nước giải khát, dầu thực vật, bánh kẹo, chế biến thực phẩm ăn nhanh, chế biến thịt thủy sản, đường và các sản phẩm từ đường, chế biến đồ hộp.

Vậy nên nước thải ngành công nghiệp thực phẩm có đặc điểm tùy thuộc vào từng ngành cụ thể. Ngành chế biến thủy sản, thịt… nước thải chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng Nito, hàm lượng BOD của các chất hư cơ như dầu, mỡ động vật. Các ngành chế biến đường, tinh bột chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, hàm lượng Nito thấp. Tùy thuộc vào đặc điểm của nguồn nước sẽ có phương án cụ thể để xử lý.

Bạn có thể tìm hiểu tham thành phần của nước thải tại link sau: https://greenwater.com.vn/trong-nuoc-thai-co-cac-chat-gay-o-nhiem-nao.html

2. Các biện pháp xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Dựa vào đặc điểm và tính chất của nước thải chế biến thực phẩm thì các doanh nghiệp nên chọn một trong các biện pháp sau:

⇒ Xử lý hiếu khí: biện pháp này dùng các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong nước và các thành phần gây ô nhiễm thành các chất vô cơ không gây ô nhiễm.

⇒ Xử lý yếm khí: thường được áp dụng với nước thải có nồng độ hữu cơ cao. Biện pháp này dùng các vi sinh vật kị khí để phân hủy các chất hữu cơ và các thành phần gây ô nhiễm trong nước. Cơ chế phân hủy này diễn ra trong điều kiện kị khí nên có thể áp dụng cho những nơi có quỹ đất hẹp và không có mặt thoáng lớn, có thể áp dụng trong khu vực đông dân cư.

⇒ Lọc sinh học: khá phù hợp và đang được sử dụng nhiều. Do bản chất dễ thối rữa và dễ phân hủy của chất ô nhiễm. Vấn đề là nên sử dụng hệ thống thiết bị xử lý hiếu khí – yếm khí đồng bộ hay tự nhiên bằng các hồ sinh học phụ thuộc rất nhiều vào quy mô thải và quy mô đầu tư.

Với các xí nghiệp quy mô nhỏ nên sử dụng các hồ yếm khí tự nhiên. Với các xí nghiệp quy mô lớn, nhất là các xí nghiệp đông lạnh, xí nghiệp đường hay nấu rượu nên xử lý yếm khí kết hợp với các chất thải rắn hữu cơ sinh ra từ trong quá trình sản xuất. Khi đó cần thiết kế hệ thống thiết bị đồng bộ.

Các loại hóa chất xử lý nước thải phổ biến trên thị trường

Trong bất kỳ một giải pháp nào, việc sử dụng một số loại hóa chất xử lý nước công nghiệp tham gia vào quá trình xử lý là rất cần thiết. Về cơ bản bạn sẽ cần dùng các loại hóa chất sau:

⇒ Hóa chất keo tụ: Poly Aluminium Chloride: hoa chat PAC thường có màu vàng, dễ hòa tan trong nước, dung dịch trong suốt, có tác dụng khá mạnh về tính hút ẩm.

⇒ Phèn nhôm sunfat: Al2(SO4)3.18H2O. Cơ chế keo tụ của phèn nhôm: khi dùng phèn nhôm làm chất keo tụ sẽ xãy ra phản ứng thủy phân. Chú ý khi sử dụng phèn nhôm: pH hiệu tối ưu nhất là 5,5 – 7,5, nhiệt độ của nước khoảng 20 – 40oC. Cần chú ý đến: các thành phần ion trong nước, các hợp chất hữu cơ, liều lượng phèn.

⇒ Phèn sắt: Fe2(SO4)3.nH2O. Muối sắt chưa phổ biến ở Việt Nam nhưng rất phổ biến ở các nước công nghiệp. Hóa học của muối sắt như muối nhôm khi thủy phân sẽ tạo axit. Phèn sắt kh thủy phân ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Vùng pH tối ưu 5 – 9.

⇒ Chất keo tụ cao phân tử PAFC [Al2(OH)nCl6-n]m là chất keo tụ cao phân tử, tan hoàn toàn trong nước, có khả năng keo tụ nhanh.

⇒ Hóa chất khử mùi: Trong xử lý nước thải mùi hôi là một trong những vấn đề khó xử lý nhất. Có rất nhiều hóa chất để xử lý mùi trên thị trường như: dung dịch nước Javen, chế phẩm Odor Removal hoặc Enchoice,… Trong đó dùng vi sinh vật để xử lý mùi hôi là một trong những giải pháp hiệu quả để xử lý.

⇒ Hóa chất khử trùng nước thải: Khử trùng là công đoạn cuối cùng trong hệ thống hóa chất xử lý nước thải cũng là công đoạn quan trọng trong hệ thống. Hóa chất được sử dụng khá phong phú chủ yếu là: Chlorine, Clo, nước Javen,…

Bên trên là một số biện pháp xử lý nước thải chế biến thực phẩm cũng như một số hóa chất xử lý nước thải mà chúng tôi vừa đưa ra. Hy vọng qua bài viết này, doanh nghiệp của bạn sẽ lựa chọn được phương pháp xử lý nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm như ý nhất. Chúc bạn thành công

 
Comments