Tin tức

BOD, COD, DO, TSS là gì? Mối quan hệ giữa COD và BOD

October 23 2020
27.320 lượt xem

BOD, COD, DO, TSS là những chỉ số đánh giá chất lượng trong nước. Trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong ao hồ, bể chứa nước thải thì việc làm sao để giảm được các chỉ số này rất được quan tâm.

Vậy những chỉ số BOD là gì? COD là gì? DO, TSS là gì? Mối quan hệ giữa COD và BOD như thế nào? Cùng tìm lời giải đáp cho những thắc mắc này qua nội dung bài viết dưới đây!

BOD là gì

1. BOD là gì? BOD nghĩa là gì?

BOD là viết tắt của từ Biochemical (hay Biological) Oxygen Demand - là lượng oxy hòa tan trong nước cho sinh vật để phá vỡ những những vật chất hữu cơ có trong nước thải. Và nó cũng là lượng oxy hòa tan cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật như cá, thủy sinh, vi sinh vật.

Vi khuẩn, chất hữu cơ + O2 --> CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian

BOD được tạo ra là kết quả của những hoạt động, chất thải của con người như: thực phẩm, chất hữu cơ trong cống rãnh. Điều này rất bình thường, nó giúp nguồn nước có thêm những chất hữu cơ, duy trì sự sống cho các loài sinh vật dưới nước.

Tuy nhiên, nếu nồng độ BOD quá cao, nguồn thải vào nguồn nước không được xử lý sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Vì thế, người ta xem xét và lấy BOD là chỉ số đánh giá chất lượng nước thải. Từ đó có những biện pháp để giảm BOD trong nước.

Theo quy ước chung, BOD được tính bằng lượng oxi chênh lệch theo mg/ lít nước. Và dưới đây là một vài thông số BOD của các loại nước thải:

- Nước sinh hoạt: 100 - 200mg/ l

- Chế biến thủy sản: 2.000 - 5.000 mg/l

- Sản xuất bia: 800 - 2.000 mg/ l

- Sản xuất cao su: 3.000 - 10.000 mg/ l

- Dệt nhuộm: 500 - 3.000 mg/ l

-....

BOD5: Để oxy hóa hết các chất hữu cơ trong nước sẽ phải mất tới 20 ngày ở 20 độ C. Để đơn giản hơn, người ta sẽ lấy chỉ số BOD đã oxy hóa được 5 ngày, hay BOD5. Lúc này chỉ số BOD trong nước đã giảm tới 80%

BOD được thử nghiệm bằng cách pha loãng mẫu nước với nước đã khử ion và bão hòa về oxi, sau đó thêm một lượng vi sinh vật cố định, rồi đậy chặt mẫu thử để ngăn ngừa oxi không tràn vào bên trong. Sau khi đậy nắp, các mẫu thử cần được để trong bóng tối với nhiệt độ khoảng 20 độ C để ngăn chặn quang hợp trong vòng 5 ngày.

2. COD

COD là viết tắt của từ Chemical Oxygen Demand - là tổng chất hữu cơ có trong nước thải và cũng là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ.

Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước. Khi phân tích COD, ta thấy nó có chức năng tương tự như BOD, bởi cả hai đều đo được hợp chất hữu cơ trong nước. Và đây cũng là mối quan hệ của COD và BOD mà bạn nên biết

Có thể bạn quan tâm: TDS cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước vô cùng quan trọng giống như BOD, COD, DO và TSS. 

3. DO 

DO là viết tắt của từ Dessolved Oxygen là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật thủy sinh trong nước. Vì vậy, Do dùng thể đánh giá mức ô nhiễm chất hữu cơ trong nước.

Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 -10 ppm và dao động mạnh mẽ phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất, sự quang hợp của tảo,...

Có 2 phương pháp xác định Do đó là:

- Phương pháp winkler (hóa học)

- Phương pháp điện cực oxy hòa tan - máy đo oxy

4. TSS là gì

TSS là viết tắt của từ Turbidity & Suspendid Solids - là tổng chất rắn lơ lửng trong nước. Chỉ số này thường được do bằng máy đo độ đục. Độ đục thì được gây ra bởi hiện tượng tương tác giữa ánh sáng và các chất lơ lửng trong nước như cát, sét, tảo và những vi sinh vật cũng như các chất hữu cơ trong nước.

Các chất rắn lơ lửng phân tán ánh sáng và hấp thụ chúng để phản xạ trở lại với các thức tuy thuộc vào kích thước, hình dáng và thành phần của các hạt lơ lửng.

Đó là 4 chỉ số trong nước mà bạn nên biết khi tìm hiểu về nước thải. Green hy vọng bạn sẽ biết BOD là gì? TSS là gì? Mối quan hệ giữa COD và BOD? Điều giúp bạn hiểu hơn những chỉ số đánh giá chất lượng này.

Comments