Tin tức

Các Phương Pháp Hiện Đại Xử Lý Màu Của Nước Thải

November 08 2023
513 lượt xem

Để có thể xử lý triệt để nước thải công nghiệp hoặc nước thải sinh hoạt chúng ta cần xác định được đặc tính, các chỉ số ô nhiễm, đặc biệt là độ màu của nước. Từ đó, chúng ta mới có thể đưa ra những phương pháp, công nghệ xử lý màu của nước thải phù hợp.

Các Phương Pháp Hiện Đại Xử Lý Màu Của Nước Thải
Các phương pháp hiện đại xử lý màu của nước thải

I. Độ màu của nước thải là gì?

Độ màu là thuật ngữ dùng để miêu tả tông màu của nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp. Thông thường, nước thải công nghiệp thường có màu đen hoặc nâu. Trong khi nước thải sinh hoạt thường có màu vàng hoặc màu trắng đục.

Sự hiện diện của độ màu phụ thuộc vào sự có mặt của các hợp chất hòa tan trong nước. Ví dụ như muối vô cơ, thuốc nhuộm từ ngành công nghiệp dệt nhuộm hoặc các hợp chất hữu cơ khác. Có nhiều phương pháp khác nhau để đo lường độ màu của nước thải. Bao gồm việc quan sát bằng mắt thường và sử dụng thiết bị quang học để đo độ màu.

>> Xem thêm: Những Đối Tượng Nào Cần Hệ Thống Xử Lý Nước Thải?

II. Các phương pháp xử lý độ màu nước thải

1. Phương pháp keo tụ

Màu sắc và độ đục là hai vấn đề phổ biến nhất trong quá trình xử lý độ màu của nước thải. Phương pháp chung để giải quyết vấn đề này là sử dụng phản ứng keo tụ. Trong đó các hóa chất được sử dụng để kết hợp với các chất ô nhiễm và chuyển chúng thành bùn, sau đó cho chúng lắng xuống đáy bể. Quá trình này dẫn đến sự hình thành của các bông cặn, với kích thước của bông cặn ảnh hưởng đến khả năng lắng chúng.

Các Phương Pháp Hiện Đại Xử Lý Màu Của Nước Thải
Độ màu của nước thải là gì?

Bông cặn lớn hơn có khả năng lắng đọng dễ dàng hơn, trong khi bông cặn nhỏ hơn thì khó lắng. Phương pháp keo tụ này giúp loại bỏ các chất ô nhiễm bằng cách giảm điện tích zeta trên bề mặt của các hạt keo tụ. Các hóa chất thường được sử dụng trong phương pháp này bao gồm PAC (Polyaluminum Chloride) và Aluminium Chloride. Sự kết hợp của các hóa chất này tạo điều kiện cho quá trình keo tụ đạt hiệu suất cao hơn. Đảm bảo việc loại bỏ hiệu quả các chất độ màu và đục khỏi nước thải.

2. Phương pháp màng lọc

Phương pháp này liên quan đến việc sử dụng màng lọc có kích thước nhỏ để loại bỏ các tạp chất ô nhiễm trong nước thải. Sau khi nước thải chảy qua màng lọc, các tạp chất ô nhiễm sẽ bị giữ lại và không tiếp tục lưu thông.

Hiện nay, có nhiều loại màng lọc khác nhau có ưu nhược điểm riêng biệt. Tuy nhiên, trong số những loại màng lọc này, màng thẩm thấu ngược (RO), màng siêu lọc và màng nano được coi là hiệu quả nhất trong việc giảm độ màu của nước thải.

3. Phương pháp oxy hoá

So với các phương pháp khác, phương pháp oxy hóa được đánh giá cao và coi là hiệu quả nhất trong việc xử lý và khử màu trong nước thải. Quá trình oxy hóa này sử dụng clo và các hợp chất clo hoạt tính. Cùng với các chất có khả năng oxy hóa mạnh để phân hủy các hợp chất mang màu trong nước thải.

4. Phương pháp điện hóa

  • Dạng 1 – Oxy hóa điện hóa. Dạng này sử dụng quá trình oxy hóa để biến đổi các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy trong nước thải. Quá trình này đòi hỏi sự hỗ trợ của các vật liệu anot để thực hiện việc oxy hóa.

  • Dạng 2 – Keo tụ điện hóa. Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho việc xử lý nước thải chứa màu hữu cơ khó phân hủy. Quá trình này tập trung vào việc tạo ra các hydroxit có hoạt tính cao thông qua nguyên tắc hòa tan ở anot. Sau đó, hydroxit này được sử dụng để keo tụ các chất ô nhiễm. Đặc biệt là các chất màu hữu cơ, và đẩy chúng ra khỏi nước thải.

  • Dạng 3 – Tuyển nổi điện hóa. Trong dạng này, tạo ra nhiều bong bóng khí, dẫn đến độ màu nổi lên trên mặt nước. Sau đó, chúng có thể dễ dàng loại bỏ để xử lý chất ô nhiễm trong nước thải.

5. Phương pháp hấp phụ

Trong sáu phương pháp xử lý độ màu của nước thải, phương pháp hấp phụ được coi là phương pháp phổ biến và thường xuyên được ưa chuộng. Để áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả, chúng ta cần sử dụng các vật liệu hấp phụ. Ví dụ như than hoạt tính, zeolite, tro than, chitosan và nhiều vật liệu khác. Trong số này, than hoạt tính là một lựa chọn phổ biến bởi khả năng hấp phụ màu nước thải tốt của nó, cùng với sự dễ dàng tiếp cận và giá thành thấp.

>> Xem thêm: Những Vấn Đề Nào Khiến Nước Thải Sau Xử Lý Không Đạt Chuẩn?

III. Kết luận

Việc xử lý độ màu nước thải cũng là một trong những bước quan trọng nhằm mục đích trả lại nguồn nước sạch cho thiên nhiên. Công việc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong xử lý nước thải dệt nhuộm. Để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp bạn cần xác định được độ màu có trong nước thải. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức liên quan đến độ màu của nước thải và cách giải quyết phù hợp.

Mọi thông tin chi tiết, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Green Water để được tư vấn và giải đáp.

Thông tin liên hệ :

CÔNG TY TNHH GREEN

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 3514 8260

  • Hotline: 032 844 8880

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh

  • Hotline: 0931 112 900

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Comments