Tin tức

Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thực Phẩm

September 19 2024
109 lượt xem

Xử lý nước thải chế biến thực phẩm được hiểu đơn giản là nước thải từ các nhà máy: sản xuất bánh kẹo, sản xuất mì tôm, thủy sản, đồ ăn nhanh. Mọi người hãy tìm hiểu và tham khảo bài viết của Green Water để biết thêm thông tin chi tiết.

Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thực Phẩm

Định nghĩa về nước thải chế biến thực phẩm

Nước thải chế biến thực phẩm được hiểu đơn giản là nước thải từ các nhà máy như; nhà máy sản xuất bánh kẹo, sản xuất mì tôm, các loại thủy sản, đồ ăn nhanh… Hay một số ngành công nghiệp thịt và gia cầm, chế biến dầu mỡ…

Xét trên phương diện khoa học, nước thải chế biến thực phẩm có chứa hàm lượng BOD - chất ô nhiễm hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học rất cao. Hàm lượng này cao gấp 15-20 lần dựa trên quy chuẩn quốc gia về chất thải công nghiệp.

Trong vài năm qua, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng và phát triển rất mạnh. Nó có sức cạnh tranh và đứng vị trí cao trên thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh sự phát triển ấy là vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải trong quá trình sản xuất; chế biến gây ra. Làm thế nào để xử lý nước thải sản xuất thực phẩm luôn là sự băn khoăn của nhiều doanh nghiệp; các cơ quan chức năng.

Lý do nên xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Bất cứ công đoạn nào trong sản xuất thực phẩm như: xử lý, chế biến; đóng gói và lưu trữ… đều sử dụng một lượng nước lớn. Điều này đồng nghĩa với việc lượng nước thải ra môi trường cũng rất cao. Vì vậy xử lý nước thải ngành công nghệ chế biến thực phẩm, thức ăn là một việc làm đặc biệt quan trọng.

Một lượng lớn nước thải sinh hoạt và công nghiệp với các chất ô nhiễm hữu cơ, vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh; cặn bẩn... đổ trực tiếp ra môi trường sẽ phá hủy hệ sinh thái nơi nước nhận. Việc tiến hành xử lý nước thải trong các nhà máy chế biến thực phẩm sẽ làm giảm ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường nước.

Nguồn nước thải từ các hoạt động xử lý và chế biến thực phẩm có chứa rất nhiều vi sinh vật kỵ khí. Quá trình phân hủy của chúng sẽ sản sinh ra khí độc và mùi hôi cực kỳ khó chịu. Xử lý nước thải ngành chế biến thực phẩm sẽ giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.

Ngành chế biến thực phẩm mang những tính chất riêng biệt và nước thải của quá trình này cũng vậy. Hệ thống xử lý nước thải chuyên biệt sẽ giúp bảo vệ môi trường để ngành này tiếp tục phát triển nhưng theo hướng bền vững.

>> Xem thêm: Lý Do Bùn Vi Sinh Nổi Bể Lắng Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Phương pháp xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để xử lý nước thải công nghiệp thực phẩm. Dựa theo quy mô nhà xưởng và thực phẩm cần chế biến; mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp xử lý nước thải khác nhau. Các phương pháp đều thực hiện theo cùng một quy trình nhưng khác nhau ở công nghệ xử lý chất thải.

Mặc dù khác nhau ở công nghệ xử lý nhưng các quy trình đều hướng đến mục tiêu chung đó là xử lý nước thải hiệu quả nhất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Quy trình xử lý

Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thực Phẩm

Quy trình xử lý nước thải nhà máy chế biến thức ăn sẽ gồm 4 công đoạn chính như sau:

  • Bước 1:

Nước thải sẽ được lọc bớt rác thải qua một màng lọc kích thước lớn và chuyển về hố gom tập trung. Và thông qua bơm ngầm, nước được đưa đến bể tách mỡ để tiếp tục loại bỏ rác thải và mỡ thừa.

  • Bước 2:

Nước thải sau khi ở bể tách mỡ sẽ được bơm sang bể yếm khí bằng bơm ngầm. Vai trò của bể này là khử COD và BOD có trong nước thải. Vì nhờ sử dụng các vi sinh vật tồn tại ở môi trường kỵ khí.

  • Bước 3:

Nước được đưa sang bể sinh học hiếu khí MBR. Cũng tương tự như công đoạn trên; bể hiếu khí MBR tiếp tục sử dụng các vi sinh vật hiếu khí để phân hủy các chất hữu cơ ô nhiễm trong nước. Bể sinh học hiếu khí MBR được cấu tạo với dòng chảy và dòng khí cùng chiều; từ dưới lên. Các vi sinh vật tồn tại lơ lửng trong dòng nước khi được sục thêm khí O2 sẽ đẩy nhanh tốc độ hủy và xử lý.

  • Bước 4:

Nước đã được xử lý sạch sẽ thẩm thấu qua màng MBR và được bơm vào bể chứa nước sạch. Nước này đã được loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh theo tiêu chuẩn nguồn xả QCVN 40 – 2011/BTNMT (Cột B) nên sẽ được tận dụng để quay lại rửa màng lọc.

Công nghệ xử lý

Các công nghệ được áp dụng trong xử lý nước thải thực phẩm bao gồm: phương pháp xử lý hiếu khí; yếm khí và công nghệ lọc sinh học.

  • Hiếu khí: Đây là công nghệ sử dụng các vi sinh vật hiếu khí để phân hủy các thành phần gây ô nhiễm; các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong nước.

  • Yếm khí: Đây là sử dụng các vi sinh vật kị khí để thực hiện quá trình phân hủy. Phương pháp này hoạt động trong điều kiện kị khí nên thích hợp cho những nhà xưởng có diện tích hẹp; hoặc những vùng đông dân cư.

  • Sinh học: Đây là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả tối ưu hiện nay. Hệ thống kết hợp cả cơ chế hai cơ chế xử lý hiếu khí – yếm khí. Các màng sinh học sẽ đóng vai trò thúc đẩy cả hai cơ chế này diễn ra đồng bộ và nhanh hơn.

>> Xem thêm: Lý Do Đĩa Phân Phối Khí SSI Được Ưa Chuộng Là Gì?

Kết luận

Trải qua quá trình 20 năm hoạt động, Green Water đã tạo dựng và chăm sóc một hệ thống khách hàng lớn và vô cùng quý báu. Đó là những công ty có uy tín cao trong ngành công nghiệp xi măng, nhiệt điện, luyện kim,… các tập đoàn và doanh nghiệp lớn, các cơ sở xây dựng lớn thuộc tư nhân và nhà nước. Mọi thông tin chi tiết, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Green Water để được tư vấn và giải đáp.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH GREEN

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 3514 8260

  • Hotline: 032 844 8880

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh

  • Hotline: 0931 112 900

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Comments