Nước thải công nghiệp chứa nhiều chất độc hại ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, việc áp dụng các phương pháp xử lý hiệu quả là rất quan trọng. Bài viết này sẽ giới thiệu các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp phổ biến. Từ đó, nó giúp các doanh nghiệp lựa chọn giải pháp phù hợp với đặc thù sản xuất của mình.
Nước thải có thể chứa nhiều chất độc hại, hóa chất, kim loại nặng và chất hữu cơ. Do đó cần phải xử lý hiệu quả bằng phương pháp thích hợp trước khi thải ra môi trường.
Phương pháp này chủ yếu sử dụng các kỹ thuật vật lý để loại bỏ các chất rắn và tạp chất. Các phương pháp cơ học phổ biến bao gồm lọc, lắng và tách dầu mỡ.
Lọc là một phương pháp đơn giản. Chúng sử dụng các bộ lọc để loại bỏ các hạt rắn lơ lửng trong nước. Những hạt này có thể là các mảnh vỡ, cặn bẩn, hoặc các tạp chất khác.
Lắng là một kỹ thuật sử dụng trọng lực để tách các chất rắn nặng hơn trong nước. Quá trình này diễn ra trong các bể lắng. Nơi các hạt rắn chìm xuống đáy bể.
Tách dầu mỡ sử dụng các thiết bị đặc biệt để loại bỏ dầu và mỡ nổi trên bề mặt nước thải. Đây là một công đoạn quan trọng trong việc xử lý nước thải từ các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Ưu điểm của chúng là dễ thực hiện và không cần sử dụng hóa chất. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể loại bỏ các chất rắn lớn. Chúng không thể xử lý các chất hòa tan trong nước. Vì vậy, ta cần kết hợp với các phương pháp xử lý khác để đạt hiệu quả tối ưu.
Chúng sử dụng các phản ứng hóa học để xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải. Nó bao gồm các hóa chất độc hại và kim loại nặng.
Keo tụ và tạo bông là một kỹ thuật mà các hóa chất như phèn nhôm hoặc polymer được thêm vào nước thải. Chúng giúp kết dính thành những bông lớn dễ dàng lắng xuống.
Trung hòa pH là phương pháp điều chỉnh độ pH của nước thải về mức trung tính. Nó giúp ngừng các phản ứng hóa học có thể xảy ra do nước quá axit hoặc kiềm.
Oxi hóa khử là phương pháp phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp và loại bỏ kim loại nặng.
Ưu điểm của nó là có thể xử lý hiệu quả các chất ô nhiễm hóa học, kim loại nặng và chất hữu cơ. Dù vậy, việc sử dụng hóa chất có thể tạo ra chất thải phụ và tăng chi phí vận hành.
Đây là một phương pháp tự nhiên và thân thiện với môi trường.
Xử lý hiếu khí là phương pháp dùng các vi sinh vật sống trong môi trường có oxy để phân hủy các chất hữu cơ. Quá trình này thường diễn ra trong các bể bùn hoạt tính, nơi vi sinh vật ăn các chất hữu cơ trong nước thải.
Xử lý kỵ khí sử dụng các vi sinh vật sống trong môi trường thiếu oxy để phân hủy các chất hữu cơ phức tạp. Phương pháp này thường áp dụng trong các bể biogas hoặc hệ thống bùn kỵ khí, nơi tạo ra khí methane (CH4) có thể được sử dụng như một nguồn năng lượng.
Chi phí vận hành của chúng thấp, không cần nhiều hóa chất và ít tác động đến môi trường. Mặt khác, chúng yêu cầu thời gian dài để xử lý và điều kiện môi trường phải được duy trì ổn định để vi sinh vật phát triển.
Đây là một trong những phương pháp xử lý nước thải hiện đại. Chúng bao gồm:
Lọc thẩm thấu ngược (RO) sử dụng áp suất để đẩy nước qua một màng bán thấm. Nó loại bỏ các ion, hợp chất hòa tan và vi sinh vật. Quá trình này tạo ra nước tinh khiết phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu độ sạch cao.
Lọc siêu vi lọc (UF) sử dụng các màng có lỗ lọc nhỏ hơn so với màng RO. Nó giúp loại bỏ các hạt lơ lửng và vi khuẩn, nhưng không loại bỏ được các ion hòa tan nhỏ.
Ưu điểm của chúng là có thể xử lý được hầu hết các chất hòa tan trong nước và tạo ra nước sạch. Tuy nhiên, chi phí đầu tư và vận hành khá cao, đặc biệt đối với công nghệ RO.
Công nghệ màng sinh học (MBR) kết hợp giữa xử lý sinh học và lọc màng. Chúng giúp loại bỏ các chất hữu cơ và vi sinh vật. Đồng thời, nó tạo ra nước thải sạch với diện tích và chi phí vận hành tối thiểu.
Công nghệ oxi hóa nâng cao (AOPs) sử dụng các phản ứng hóa học mạnh mẽ. Ví dụ như ozone, hydrogen peroxide và tia UV để phân hủy các hợp chất ô nhiễm khó phân hủy, đặc biệt là các hợp chất hóa học và thuốc trừ sâu.
Các công nghệ tiên tiến tăng khả năng xử lý hiệu quả các chất ô nhiễm khó phân hủy. Chúng giúp tiết kiệm không gian và chi phí vận hành lâu dài. Vì vậy, các công nghệ này đòi hỏi mức đầu tư ban đầu lớn và kỹ thuật vận hành phức tạp.
>> Xem thêm: Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp Và Những Điều Bạn Nên Biết
Khi lựa chọn phương pháp xử lý nước thải công nghiệp, các doanh nghiệp cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau để đảm bảo hiệu quả xử lý cao nhất.
Dựa vào tính chất của nước thải để chọn gia phương pháp ứng dụng phù hợp
Quy mô công nghiệp ảnh hưởng đến lựa chọn phương pháp xử lý. Với công ty lớn cần hệ thống phức tạp và công ty nhỏ cần phương pháp đơn giản và tiết kiệm.
Cần cân nhắc chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành lâu dài khi lựa chọn phương pháp xử lý.
Phương pháp xử lý phải tuân thủ các quy định về chất lượng nước sau xử lý và bảo vệ môi trường.
>> Xem thêm: Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp Ô Nhiễm - Giải Pháp Hiệu Quả Cho Môi Trường
Chọn phương pháp xử lý nước thải công nghiệp phù hợp giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí. Các phương pháp đều có ưu điểm riêng và tùy vào tính chất nước thải. Hãy liên hệ ngay cho Green Water để được tư vấn và lắp đặt giải pháp phù hợp nhất nhé.
Thông tin liên hệ :
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh