Tin tức

Cách Nhận Biết, Tác Hại Và Cách Xử Lý Nguồn Nước Nhiễm Chì

October 05 2023
534 lượt xem

Chì là một yếu tố độc hại đối với cơ thể con người bởi nó có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm như ung thư. Đặc biệt nếu nó có trong thành phần của nước sẽ mang lại những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nhất là với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Vậy làm cách nào để nhận biết và xử lý nguồn nước nhiễm chì hiệu quả? Hãy cùng Green Water tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.

Cách Nhận Biết, Tác Hại Và Cách Xử Lý Nguồn Nước Nhiễm Chì
Cách nhận biết, tác hại và cách xử lý nguồn nước nhiễm chì

I. Nước nhiễm chì là gì?

Nước nhiễm chì là loại nước mà hàm lượng chì (Pb) trong đó vượt quá mức cho phép, được quy định là trên 0.015mg/L theo tiêu chuẩn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ. Thực tế, nhiều nhà khoa học cho rằng mức này vẫn có thể đe dọa sức khỏe con người và họ khuyên rằng hàm lượng chì không nên vượt quá 0.01 mg/L.

Sự hiện diện của độc chất chì đã được ghi nhận từ thời kỳ cổ đại và chúng đã được công nhận là các hợp chất độc hại đối với cả động vật và con người. Chúng có tác động trực tiếp lên hệ thần kinh và có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như rối loạn não và máu.

Tuy nhiên, việc phát hiện nước nhiễm chì không thể được thực hiện bằng cách nhìn bằng mắt thường, thử nếm hoặc ngửi mùi. Điều này có nghĩa là có thể gia đình của bạn đang sử dụng nước nhiễm chì mà họ không hề hay biết.

II. Nguyên nhân làm nguồn nước nhiễm chì

1. Nguồn nước nhiễm chì do đường ống bị rỉ sét

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nước bị nhiễm chì hiện nay là sự rỉ sét trong đường ống nước. Đường ống nước bị hoen rỉ thường là do chất liệu chế tạo từ chì hoặc các loại kim loại chứa chì, và chúng dễ bị ăn mòn. Điều này dẫn đến khả năng cao của việc các ion chì bị phát tán vào nước, do tính khả hòa cao của nước.

Cách Nhận Biết, Tác Hại Và Cách Xử Lý Nguồn Nước Nhiễm Chì
Do đường ống bị rỉ sét

Ngoài ra, các bồn và bể chứa nước làm từ inox cũng có thể gây ra tình trạng nhiễm chì trong nước. Nếu chất liệu inox được sử dụng là inox cao cấp không gỉ, thì khả năng nước bị nhiễm chì là thấp. Tuy nhiên, khi sử dụng inox kém chất lượng, nước có nguy cơ bị nhiễm chì cao hơn.

2. Do phản ứng hoá học trong nước

Các yếu tố khác như nồng độ oxy hòa tan, độ pH và hàm lượng các chất khoáng trong nước có thể ảnh hưởng đến quá trình phát tán độc tố chì. Ví dụ, nếu có oxy hòa tan trong nước và đồng thời có chì chúng có thể tạo thành kết tủa chì hidroxit (Pb(OH)2). Đồng thời có khả năng ngăn chặn sự phát tán của chì vào nước. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình này thường chỉ diễn ra trong khoảng pH từ 7 đến 10.

Thêm vào đó, nếu đường ống nước được làm từ chất liệu kết hợp chì và đồng, có thể tạo thành một hệ pin Galvanic. Trong đó chì là cực dương và đồng là cực âm. Khi nước chảy qua hệ thống này, nó có thể tạo điều kiện giống như một dung dịch điện giải, làm cho chì bị ăn mòn và hòa lẫn vào nước mạnh hơn.

Những yếu tố này đều có thể gây ra sự nhiễm chì trong nước và làm tăng nguy cơ sức khỏe cho con người nếu chúng không được kiểm soát và xử lý đúng cách.

3. Do chất thải công nghiệp

Hoạt động công nghiệp hàng ngày thường thải ra lượng lớn nước thải chứa chì. Sau đó nguồn nước này thường được xả vào các dòng sông và suối. Điều này gây ra nguy cơ chì ngấm vào cơ thể của các sinh vật sống dưới nước. Con người thông qua việc tiêu thụ các sinh vật này cũng có thể bị nhiễm chì trực tiếp từ thức phẩm.

Ngoài ra, nước nhiễm chì có thể xuất phát từ việc chì ngấm vào lòng đất và vào mạch nước ngầm. Điều này đặc biệt đáng lo ngại ở các khu vực nông thôn. Đó là nơi người dân thường sử dụng nước từ giếng khoan là nguồn cung cấp nước chính. Trong trường hợp này, tỷ lệ sử dụng nước nhiễm chì có thể rất cao. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng.

4. Do các hoạt động khai thác

Một lý do khác dẫn đến nước bị nhiễm chì là do các hoạt động khai thác khoáng sản. Khi nước chảy qua các khu vực khai thác mỏ, nó có thể mang theo một lượng nhỏ kim loại. Mặc dù lượng kim loại này nhỏ, nhưng vẫn có khả năng gây hại cho sức khỏe của con người.

>> Xem thêm: Nước Mưa Tự Nhiên Có Sạch Không? Tìm Hiểu Cách Sử Dụng Nước Mưa Để Sinh Hoạt

5. Do tự nhiên

Nguồn nước ngầm là từ nước mặt thấm xuống lòng đất. Trong quá trình chảy dưới lòng đất, nước này có thể tiếp xúc với đá vôi và kim loại. Điều này có thể gây nhiễm chì cho nước. Hơn nữa, nước đóng chai cũng có thể nhiễm chì do quy trình sản xuất đã lâu. Các loại vỏ chai nhựa giá rẻ cũng có thể là nguyên nhân góp phần vào việc lan truyền yếu tố độc hại này trong nước.

III. Tác hại của nguồn nước nhiễm chì đối với sức khoẻ

Cách Nhận Biết, Tác Hại Và Cách Xử Lý Nguồn Nước Nhiễm Chì
Tác hại của nước nhiễm chì đối với sức khoẻ

Tương tự như arsenic, chì được xem là một chất độc hại đối với sức khỏe của con người. Nhiễm chì không phải là một vấn đề mới mẻ và đã được ghi nhận từ thời kỳ cổ đại của La Mã và Hy Lạp. Đến ngày nay, mặc dù việc sử dụng chì đã bị hạn chế, nhưng nó vẫn gây ra hơn 143.000 trường hợp tử vong hàng năm do nhiễm chì. Đáng chú ý, các trường hợp này thường tập trung chủ yếu trong các nước đang phát triển.

1. Đối với trẻ nhỏ

Đối với người lớn, mức độ hấp thụ chì thường chỉ chiếm khoảng 3 - 10% của lượng chì tiếp xúc. Trong khi ở trẻ em, tỷ lệ này có thể lên đến 40 - 50%. Điều này làm cho nguy cơ nhiễm độc chì ở trẻ em trở nên rất cao. Đặc biệt khi họ sử dụng nước nhiễm chì cho việc ăn uống và vệ sinh cá nhân hàng ngày. Chì có thể xâm nhập vào cơ thể qua da và hệ tiêu hóa, gây ra các tác động nghiêm trọng.

Theo tiêu chuẩn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), mức an toàn cho hàm lượng chì trong nước uống là 0.015 mg/L đối với trẻ em, và mức độ chì trong máu nên duy trì dưới 0.05 mg/L. Mức độ chì từ 0.1 đến 0.25 mg/L có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây hại cho não bộ của trẻ. Mức độ báo động là 0.7 mg/L, gây ra các rối loạn hành vi.

Khi trẻ em uống nước nhiễm chì, chì này sẽ lưu lại trong mô mềm, máu và xương trong thời gian dài. Dần dần, chì này có thể gây tác động đến hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi. Chúng gây chậm phát triển, khuyết tật, và gây ảnh hưởng đến hành vi. Trẻ lớn lên có thể gặp nhiều vấn đề như giảm IQ, hiếu động và trong các trường hợp nghiêm trọng, chì có thể gây ra các triệu chứng như co giật, hôn mê sâu hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.

2. Đối với người trưởng thành

Đối với người trưởng thành thì khi tiếp xúc với nước nhiễm chì sẽ gây ra các vấn đề như:

  • Tác động đến hệ tim mạch, làm tăng huyết áp cao.

  • Đau bụng, đau đầu, mệt mỏi.

  • Giảm chức năng thận.

  • Đau xương khớp và cơ.

  • Đau, tê và tứ chi.

  • Mất trí nhớ tạm thời.

3. Đối với phụ nữ mang thai

Nước nhiễm chì có thể phơi nhiễm vào thai nhi, gây ra các hậu quả sau:

  • Sinh non, đặc biệt với nồng độ Pb cao sẽ dẫn đến.

  • Giảm chỉ số thông minh (IQ) của trẻ sau sinh.

  • Suy giảm chức năng của hệ thần kinh trung ương.

  • Sảy thai nếu dùng nước nhiễm chì với nồng độ Pb cao.

>> Xem thêm: Cùng Tìm Hiểu Nước Mềm Và Lợi Ích Tuyệt Vời Của Chúng

VI. Sử dụng máy lọc nước RO để xử lý nguồn nước nhiễm chì

Cách sử dụng máy lọc nước RO để xử lý nước nhiễm chì được xem là hiệu quả để loại bỏ chất độc này. Máy lọc nước RO hoạt động dựa trên nguyên tắc thẩm thấu ngược, sử dụng áp lực từ máy bơm nước để đẩy các phân tử nước di chuyển qua màng lọc, loại bỏ các kim loại nặng như chì, sắt, vi khuẩn, và vi rút khỏi nguồn nước.

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ ra rằng "nước tinh khiết không chỉ loại bỏ hoàn toàn các khoáng chất, gây ra các vấn đề về cảm quan không đạt yêu cầu, mà còn có một số tác động bất lợi đối với sức khỏe của con người và động vật."

VII. Kết luận

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về ảnh hưởng cũng như cách nhận biết và cách xử lý nước nhiễm chì hiệu quả hiện nay. Hy vọng với những kiến thức này đã giúp bạn kiểm tra, đồng thời có những giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nước của gia đình.

Trải qua quá trình 20 năm hoạt động, Green Water đã tạo dựng và chăm sóc một hệ thống khách hàng lớn và vô cùng quý báu. Đó là những công ty có uy tín cao trong ngành công nghiệp xi măng, nhiệt điện, luyện kim,… Các tập đoàn và doanh nghiệp lớn, các cơ sở xây dựng lớn thuộc tư nhân và nhà nước. Mọi thông tin chi tiết, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Green Water để được tư vấn và giải đáp.

Thông tin liên hệ :

CÔNG TY TNHH GREEN

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 3514 8260

  • Hotline: 032 844 8880

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh

  • Hotline: 0931 112 900

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Comments