Tin tức

Cách Xử Lý Nước Nhiễm Mặn Thành Nước Sinh Hoạt

January 10 2023
365 lượt xem

Hiện tượng nước nhiễm mặn hay nước lợ gây ra nhiều khó khăn cho sinh hoạt, sản xuất... Vì vậy, đã có nhiều biện pháp áp dụng để xử lý nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt. Vậy, cách xử lý nào cho hiệu quả tốt nhất, vừa thực hiện đơn giản, vừa tiết kiệm chi phí?

Nguồn gốc của nguồn nước nhiễm mặn

Cách Xử Lý Nước Nhiễm Mặn Thành Nước Sinh Hoạt
Nước nhiễm mặn là nước ngọt bị nước nhiễm mặn hay nước biển nhiễm lấn vào

Nước nhiễm mặn là nước ngọt bị nước nhiễm mặn hay nước biển nhiễm lấn vào. Nguồn nước này có nhiều muối nhưng trong đó chủ yếu là NaCl. Nước ngọt bị nhiễm mặn qua 2 đường:

  • Mạch nước ngầm: Mùa khô kéo dài làm mực nước ngầm xuống thấp, tạo điều kiện cho nước biển xâm nhập.
  • Mực nước ngầm giảm trong khi nước biển dâng: Mực nước sông, suối bị hạ thấp cùng mực nước biển dâng cao đã đi sâu hơn vào các con sông, suối...

Dù có độ mặn trong nước nhiễm mặn không cao nhưng cũng gây thiệt hại lớn về thiếu nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, cây ăn trái... Vì vậy, xử lý nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt là nhu cầu thiết yếu hiện nay.

>> Xem thêm: Nước Kiềm Có An Toàn Không?

Cách nhận biết nguồn nước nhiễm mặn

Nước nhiễm mặn được xác định bằng cách đo nồng độ hoà tan của muối vào nước theo đơn vị ppt. Các loại nước bị nhiễm mặn được xác định như sau:

  • Nước ngọt có độ mặn nhỏ hơn 1
  • Nước lợ có độ mặn từ 1 - 10
  • Nước mặn có độ mặn >10>30
  • Nước muối có độ mặn >50

Khi nguồn nước đạt đến độ mặn đã nêu trên, bạn tuyệt đối không thể sử dụng vào đời sống sinh hoạt hàng ngày. Bởi, nó sẽ dẫn đến các nguy cơ mắc một số bệnh như: suy thận, suy gan...

Các cách xử lý nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt

Các phương pháp xử lý nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt dưới đây đều được ứng dụng trong các điều kiện nhất định.

Chưng cất để có hơi nước

Dùng năng lượng để làm bốc hơi nước hoặc đun sôi như năng lượng mặt trời, điện, than, củi... Sau đó, làm nguội bạn sẽ thu được một lượng nước sinh hoạt không còn muối. Đây là phương pháp đưa ra gợi ý để bạn tham khảo, không nên áp dụng vào thực tế, bởi:

  • Tốn rất nhiều năng lượng, chi phí để có lượng nước đáp ứng nhu cầu sử dụng.
  • Phải tốn nhiều thời gian.
  • Nước chưng cất vẫn chứa các tạp chất khác có độ sôi nhỏ hơn của nước là 100 độ C. Các tạp chất này chủ yếu là hợp chất hữu cơ chứa các khí hoàn tan. Do không còn chứa Mg, Ca và một số khoáng chất khác nên nước chưng cất có vị nhạt, vừa khó uống. Đồng thời, nó cũng có thể không đảm bảo sức khoẻ cho người sử dụng.
  • Chỉ phù hợp cho những phòng thí nghiệm.

Sử dụng hạt nhựa để loại bỏ muối

Sử dụng các hạt nhựa cation và anion để loại muối và các ion khác ra khỏi nước thì nước sẽ không còn muối. Tuy nhiên, phương pháp xử lý nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt này chỉ áp dụng cho hệ thống lớn của nhà máy. Bởi, hạt nhựa phải tái sinh rất phức tạp và cần tiệt trùng, bổ sung lại khoáng chất.

Vận chuyển nước ngọt đến nơi bị nhiễm mặn

Việc vận chuyển cũng là cách nhanh, linh động để có nước ngọt sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất. Vận chuyển bằng xe bồn thì sẽ đi sâu hơn vào từng hẻm, khu nhưng hạn chế số lượng. Mức chi phí khá cao. Vận chuyển bằng sà lan sẽ được số lượng lớn. Tuy nhiên, phụ thuộc vào mức nước sông lên, xuống trong ngày. Không thuận tiện do sau đó tiếp tục dùng xe để chuyển vào từng nơi.

>> Xem thêm: [Chia Sẻ] Cách Chọn Máy Lọc Nước Văn Phòng "Chuẩn Nhất"

Xử lý nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt bằng hệ thống lọc nước RO

Cách Xử Lý Nước Nhiễm Mặn Thành Nước Sinh Hoạt
Xử lý nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt áp dụng hệ thống lọc RO

Sử dụng màng thẩm thấu ngược RO hiện nay được xem là phương pháp hiện đại và phổ biến nhất. Do, nó có hiệu quả cao và đơn giản để xử lý nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt.

Phương pháp này sở hữu các ưu điểm nổi bật sau:

  • Năng suất nào cũng có thể đáp ứng: Từ hộ cá nhân đến cụm gia đình hoặc quy mô sản xuất các công ty phương pháp này hoàn toàn có thể đáp ứng. Thiết bị này cũng tuỳ thuộc vào ngân sách nên giá cả sẽ khác nhau.
  • Hoạt động dễ dàng: Muốn có nước chỉ cần bật công tác để máy hoạt động. Gắn thêm đèn UV sau màng RO là được nước uống tại chỗ hoặc đóng chai sử dụng di động.
  • Nước nhiễm mặn sau khi lọc qua màng RO thì loại bỏ gần như toàn bộ các ion trong nước, không còn khoáng chất. Vì vậy, có thể bổ sung khoáng bằng cách thêm 5 - 20% tuỳ theo mức độ nhiễm mặn đã lọc khi lọc tinh 5 micro trước màng RO. Như vậy, lượng khoáng chất sẽ được bổ sung vào nước.

Kết luận

Hiện nay, có nhiều cách khác nhau để xử lý nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt, phục vụ đời sống. Trong đó, xử lý bằng hệ thống lọc nước RO là phương pháp đơn giản, hiệu quả và hiện đại phổ biến hiện nay.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở cung cấp máy lọc nước. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo uy tín, chất lượng. Nếu bạn vẫn đang tìm một địa chỉ mua máy lọc nước uy tín thì đừng quên tìm đến Green Water nhé! Tại Green Water, bạn có thể được hỗ trợ giải đáp tận tình về các giải pháp lọc nước. Hãy liên hệ ngay để bảo vệ gia đình bạn ngay từ hôm nay!

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments