Xử lý nước thải hóa học là một trong những cách làm được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Tuy có những ưu điểm và nhược điểm riêng; thế nhưng nó vẫn là một trong những phương pháp được đánh giá khá cao. Để tìm hiểu về phương pháp này, mời bạn hãy cùng với Green theo dõi và tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về phương pháp xử lý nước thải hóa học
Các loại chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người sẽ bị thay đổi đi tính chất ban đầu và được gọi là nước thải. Nước thải thông thường sẽ được phân loại dựa trên nguồn gốc phát sinh, đây cũng chính là cơ sở để người ta dựa vào đây và lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp.
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học là quá trình sử dụng các phản ứng hóa học để xử lý nước thải. Đây được coi là một trong những giải pháp hiệu quả nhất hiện nay nhằm bảo vệ môi trường nước và môi trường tổng thể. Các phương pháp xử lý nước thải hóa học phổ biến nhất hiện nay bao gồm: trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa, oxy hóa, và ozone hóa.
Hiện nay, nước thải được phân loại như sau:
Là nguồn nước thải đến từ các khu vực dân cư, nhà tập thể, chung cư, các hoạt động thương mại, trường học, công sở...
Loại nước thải này có nguồn gốc từ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm...
Nước mưa được coi là nguồn nước thải tự nhiên lớn nhất. Ở nhiều thành phố hiện đại, nước mưa sẽ được thu gom vào một hệ thống thoát nước riêng.
Đây là nguồn chất lỏng có ở trong hệ thống cống thoát nước của thành phố. Nước thải đô thị bao gồm cả nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước thải tự nhiên.
Các loại xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học
Phương pháp xử lý hóa học trung hòa
Phương pháp hóa học trung hòa được thực hiện để giúp thay đổi nồng độ pH của nước thải từ Axit về trung tính với ngưỡng pH trong khoảng 6,5 - 8,5. Ngoài ra, đây còn là điều kiện tốt nhất để vi sinh vật phân hủy các chất ô nhiễm.
Nguyên lý cơ bản của phương pháp trung hòa chính là phản ứng hóa học xảy ra giữa axit với kiềm; muối với axit hoặc kiềm. Các tác nhân tham gia phản ứng trung hòa, bao gồm:
Đối với nguồn nước thải chứa axit thì dùng NaOH, KOH, Na2CO3, NH40H, CaCO3, MgCO3, vôi,...
Đối với nguồn nước thải nhiễm kim loại nặng thì dùng CaO, CaOH, NA2CO3, NaOH
Đối với nguồn nước thải chứa kiềm thì nên sử dụng H2SO4, HNO3, HCL, muối axit
Các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trung hòa gồm nồng độ pH, nồng độ ô nhiễm, lưu lượng nước thải; và nhiệt độ.
Phương pháp xử lý hóa học oxy hóa khử
Oxy hóa khử là một phương pháp xử lý hóa học sử dụng các chất oxy hóa như Clo dạng khí hoặc hóa lỏng, clorat canxi, dioxit clo, hypoclorit, natri, dicromat kali, pemanganat kali, ozon, và oxy không khí để làm sạch nước thải. Trong quá trình oxy hóa, các chất độc hại được chuyển hóa thành các chất ít độc hại hơn và tách ra khỏi nước thải. Để hoàn thành quá trình oxy hóa khử, cần sử dụng một lượng lớn các tác nhân hóa học.
Phương pháp xử lý hóa học tạo kết tủa
Oxy hóa khử là một phương pháp xử lý hóa học sử dụng các chất oxy hóa như Clo dạng khí hoặc hóa lỏng; clorat canxi, dioxit clo, hypoclorit, natri, dicromat kali, pemanganat kali, ozon, và oxy không khí để làm sạch nước thải. Trong quá trình oxy hóa, các chất độc hại được chuyển hóa thành các chất ít độc hại hơn; chúng sẽ tách ra khỏi nước thải. Để hoàn thành quá trình oxy hóa khử, cần sử dụng một lượng lớn các tác nhân hóa học.
Phương pháp xử lý hóa học oxy hóa
Những chất thường được dùng để oxy hóa nhiều nhất là HCLO, O3, CA(CIO), CI2, NACIO,... Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng Cl với Clo có đặc tính oxy hóa mạnh, được sử dụng để tách H2S, khí phenol, Hydrosunfit,... Khi Clo tác dụng với nước thải sẽ diễn ra loại phản ứng sau:
Cl2 + H2o => HOCL + HCIHOCL ⇔ H + + OCl-
Tổng Clo, HOCl và OCl- sẽ được gọi là Clo hoạt tính hay Clo tự do. Các chất tham gia quá trình khử bao gồm: H2SO4, SO2, FESO4, NaHS03
Phương pháp xử lý hóa học ozone hóa
Ozone có tính oxy hóa mạnh, do đó nó dễ dàng nhường nguyên tử oxy cho các tạp chất hữu cơ. Vì lý do này, ozone thường được sử dụng để khử mùi nước thải; các chất tẩy rửa hoặc nhuộm màu. Sau quá trình ozone hóa, số lượng vi khuẩn bị tiêu diệt có thể lên đến hơn 99%.
>> Xem thêm: Xử Lý Mùi Cho Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Nhanh Chóng, Hiệu Quả
Ưu và nhược điểm của xử lý nước thải hóa học
Cũng giống như nhiều phương pháp xử lý nước thải khác, phương pháp hóa học mang đến cả những ưu điểm và nhược điểm như sau:
Về ưu điểm, các chất hóa học được sử dụng trong phương pháp này rất dễ để tìm mua ở các cửa hàng bán hóa chất. Đây cũng là một trong những phương pháp dễ quản lý và vận hành trong quá trình sử dụng. Đồng thời, phần không gian xử lý nước thải chỉ chiếm một diện tích nhỏ; không tiêu tốn quá nhiều diện tích điều này phù hợp được với nhiều khu vực và địa hình khác nhau.
Về nhược điểm, để xây dựng phương pháp xử lý nước thải hóa học, người ta phải đầu tư rất nhiều. Từ đó làm tốn kém chi phí. Hơn nữa, việc sử dụng nhiều chất hóa học có thể gây ra hiện tượng ô nhiễm thứ cấp từ những phản ứng hóa học trong quá trình xử lý nước thải.
>> Xem thêm: Công Nghệ MBBR Trong Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Chung Cư
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết và cơ bản nhất về phương pháp xử lý nước thải bằng hóa học. Hy vọng rằng, những kiến thức được chia sẻ trong bài viết này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh