Tin tức

Cải Tạo Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Định Kỳ

December 29 2022
249 lượt xem

Quá trình cải tạo hệ thống xử lý nước thải thật sự cần thiết đối với các hệ thống đã và đang hoạt động. Sau một thời gian sử dụng hệ thống có sự thay đổi về số lượng hay nồng độ hoá chất nước thải đầu vào. Hoặc nước thải đầu ít nhiều không đáp ứng tiêu chuẩn xả thải của QCVN... Bài viết sau sẽ hướng dẫn cho doanh nghiệp khi nào cần thực hiện quy trình cải tạo hệ thống xử lý nước thải.

Cải Tạo Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Định Kỳ
Sau một thời gian sử dụng hệ thống có sự thay đổi về số lượng hay nồng độ hoá chất nước thải đầu vào

Khi nào cần cải tạo?

  • Nước thải đầu ra không đạt tiêu chuẩn của nguồn tiếp nhận do các nguyên nhân khách quan.
  • Chi phí vận hành cao: tốn nhiều hoá chất, vận hành phức tạp, tốn nhiều điện, chi phí bảo trì cao.
  • Công suất xử lý nước thải thực tế vượt công suất thiết kế.
  • Hệ thống xử lý nước thải đã hoạt động lâu năm. Các máy móc thiết bị hư hỏng ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.
  • Vi sinh trong bể sinh học chết, cần phải nuôi cấy lại vi sinh.
  • Thành phần, tính chất nước thải thay đổi nhiều do thau đổi nguồn xả thải. Thêm thành phẩm được sản xuất làm tính chất nước thay đổi nhiều, thay đổi quy trình sản xuất...

>> Xem thêm: 2 Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Chi Phí Thấp

Quy trình chung cải tạo hệ thống

  • Phân tích chất lượng và lưu lượng nước thải đầu vào
  • Ghi nhận thực trạng hoạt động của hệ thống xử lý nước thải. Quá trình vận hành xử lý nước thải, công suất xử lý của hệ thống.
  • Đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân làm cho hệ thống hoạt động không hiệu quả.
  • Nghiên cứu biện pháp khắc phục, loại giảm nhằm giúp hệ thống hoạt động hiệu quả hơn. Đảm bảo nước xả thải đạt tiêu chuẩn với chi phí cải tạo nâng cấp và vận hành duy trì hệ thống ở mức tối ưu nhất.

Các công nghệ hệ thống xử lý nước thải cần được cải tạo

Với mỗi công nghệ đều có biện pháp cải tạo khác nhau,nhằm nâng cao mục đích sử dụng.

Nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ sinh học kỵ khí

Công nghệ xử lý sinh học hiếu khí đã trở thành một phương pháp được áp dụng rộng rãi. So với hệ thống xử lý hiếu khí, nó có nhiều ưu điểm. Hệ thống xử lý kỵ khí tiêu thụ rất ít điện năng trong quá trình vận hành. Trong trường hợp nước thải được xử lý ở nhiệt độ 25 đến 35 độ thì năng lượng từ 0.05 đến 0.1 kWh/m3 nước thải.

Cải tạo hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ kỵ khí là một phương pháp sản sinh ra năng lượng. Vì trong quá trình phân huỷ kỵ khí những hợp chất hữu cơ bị phân huỷ sẽ chuyển thành khí methane. Mức độ sinh khí methane phụ thuộc vào tốc độ phân huỷ COD đầu vào.

Hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ bùn hoạt tính

Công nghệ bùn hoạt tính là một trong những công nghệ cải tạo hệ thống xử lý nước thải phổ biến nhất thế giới. Có chi phí đầu tư thấp, thích hợp để xử lý nước thải có hàm lượng BOD vào bể sinh học hiếu khí 1000mg/l. Phù hợp cho những dự án có công suất lớn trên 10.000m3/ngày. đêm.

Nhược điểm của phương pháp này là hiệu quả xử lý thấp. Vì vậy, không phù hợp cho các dự án có yêu cầu cao về chất lượng nước sau khi xử lý. Không có khả năng xử lý Nito, Photpho. Nếu thể tích công trình lớn thì hàm lượng bùn trong bể thấp trung bình từ 1.500 đến 2.500 mg/l.

Hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ MBBR

Cải Tạo Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Định Kỳ

Công nghệ xử lý nước thải MBBR sử dụng các giá thả vi sinh. Các giá thể này luôn chuyển động không ngừng trong toàn thể tích. Bổ sung các thiết bị thổi khí và cánh khuấy thì mật độ vi sinh ngày càng gia tăng. Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ sẽ dính bám và phát triển trên bề mặt các vật liệu. Các vi sinh vật sẽ chuyển hoá các chất hữu cơ trong nước thải để phát triển thành sinh khối.

Để tăng cường khả năng xử lý nito của bể sinh học thiếu khí người ta thêm vào bể giá thể MBBR. Thể tích của vật liệu MBBR so với thể tích bể được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp, thường <50% thể="" tích="">

>> Xem thêm: Máy Lọc Nước Có Tốn Điện Không, Sự Thật Khiến Mọi Người Bật Ngửa?

 Hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ MBR

Màng MBR được cấu tạo chính bằng lớp PES và được gia cường lớp khung bằng ABS cho phép màng hoạt động bền. Hoạt động ổn định hơn dưới tác động hoá lý. Kích thước lỗ màng đồng nhất là 0,2 um. Đem lại hiệu quả hút nước cao nhất và giảm thiểu tắc ngẽn màng. Modul màng bao gồm nhiều tấm màng MBR xếp song song với nhau. Thiết kế phù hợp để lượng nước hút ra đều nhau. Số lượng tấm màng MBR cho một Module được tính toán phù hợp cho công suất và loại nước thải xử lý. Phía dưới modul là hệ thống sục khí bằng ống phân phối khí để cung cấp oxy cho quá trình xử lý sinh học. Làm sạch bề mặt màng MBR chống tắc nghẽn.

Kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ. Vì vậy, bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể. Ngoài ra, hầu hết các vi sinh vật được giữ lại trong bể sinh học MBR. Do có công nghệ này chúng ta không cần thiết kế bể khử trùng.

Kết luận

Việc cải tạo hệ thống xử lý nước thải đem lại những hiệu quả tối ưu cho chất lượng nước. Đồng thời, chúng cũng làm giảm chi phí cho các công ty, doanh nghiệp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với Green Water để được giải đáp, tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments
call