SBR là công nghệ xử lý nước thải sinh học được nhiều đơn vị áp dụng. Đây là công nghiệp xử lý dạng mẻ sử dụng tối ưu cho quá trình bùn hoạt tính để tách chất lỏng khỏi các chất rắn ô nhiễm. Tuy nhiên, chỉ khi hiểu đúng để tính toán và thiết kế bể SBR hiệu quả thì mới mang lại hiệu quả xử lý tối ưu, tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu, công nghệ SBR thường dùng để xử lý nước thải đô thị và công nghiệp. Đây là phương pháp xử lý sinh học mang lại hiệu quả cao. Song, cách tính toán và thiết kế bể SBR tối ưu không hề đơn giản. Một số yếu tố các doanh nghiệp cần quan tâm khi vận hành bể SBR như:
>> Xem thêm: Nước Thải Công Nghiệp Xử Lý Như Thế Nào Hiệu Quả Nhất?
Khi xây dựng các bể xử lý nước thải có ứng dụng bể SBR thì nhà đầu tư cần tính toán chi tiết các thông số, kích thước của bể. Bể SBR thường được xây bằng bê tông hoặc sắt. Đối với những bể nhỏ, kích thước sẽ dao động từ 7,5m x 7,5m đến 26m x 26m. Trong đó thể tích của bể dao động từ 80 – 1500m3. Chiều cao của bể thường 6,6m.
Thông thường bể SBR sẽ xử lý dòng thải một cách liên tục. Hệ thống này gồm 1 bể chứa và 1 hoặc 2 bể SBR. Nó được cải tiến từ hệ thống xử lý bùn hoạt tính, sàng lọc và loại bỏ sạn, cát để xử lý sơ bộ. Lò phản ứng thường là bể hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật thông thường. Theo cơ chế thì bể SBR hoạt động như một bể sục khí và làm trong nước.
Dưới đây là những số liệu quan trọng liên quan đến các pha xử lý nước thải bằng bể SBR:
Máy thổi khí cần được phân phối dàu theo chiều dài của bể. Khi máy thổi khí đi qua ống dẫn vào bể SBR mỗi đường ống dẫn vào mỗi bể SBR đi qua trực tiếp 3 đường ống phụ cấp. Chúng được bố trí dọc theo thành bể xuống đáy để phân phối đều lượng khí cấp. Theo tiêu chuẩn đầu răng của đĩa thổi khí thường chọn răng phi 27. Nên chọn ống nhánh cấp 2 để dẫn khí vào các đĩa hiệu quả hơn.
Mỗi bể SBR dọc theo chiều dài ống thường có 6 đĩa. Mỗi đĩa cách nhau 1m và cách thành bể 0,5m. Khoảng cách giữa 2 đường ống dẫn khí phụ đặt gần nhau là 2m. Và khoảng cách giữa 2 đường ống ngoài cùng đến thành bể thường đạt 1m.
Thiết kế bể SBR cần đạt chuẩn về các thông số này. Đây là điều kiện để xử lý tố đa các chất thải ô nhiễm trong nước thải. Từ đó tiết kiệm các chi phí phát sinh cho doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Công Nghệ Xử Lý Nước Thải AAO Hay SBR Hiệu Quả Hơn?
Đối với lưu lượng hoặc tải trọng của bể SBR cần được thiết kế trong khoảng 1,2 – 4,3 lần lưu lượng trung bình trong ngày. Giá trị tiêu biểu cũng gấp 2 lần lưu lượng trong ngày. Trong trường hợp không sử dụng bể điều hòa thì nhà vận hành cần sục khí mở rộng trong bể để cung cấp khí. Điều này nhằm đảm bảo cho vi sinh vật phát triển ổn định. Thời gian tuần hoàn nước thải là từ 4 – 8 giờ. Trong đó khoảng 6 giờ tuần hoàn được áp dụng rộng rãi và phổ biến nhất cho các hệ thống xử lý nước thải nhỏ và trung bình.
Đối với thời gian lưu bùn, chúng thường kéo dài từ 10 – 30 ngày. Đây là thời gian tối ưu để oxy hóa hết BOD, nitrat hóa. Và cứ sau 20 – 30 ngày thì quá trình khử nitrat sẽ diễn ra. Trong 20 – 40 ngày là quá trình loại bỏ photpho sinh học. Thiết bị thu nước thường đặt cố định với dòng ra thu dưới bề mặt nước. Tường chắn bọt, đầu vào decanter có thể di chuyển trên bề mặt nước và chặn MLSS chảy tràn.
Đó là những thông số nhà đầu tư cần quan tâm khi tính toán và thiết kế bể SBR. Tuy nhiên, cần dự tính chính xác để đảm bảo hiệu quả. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp giải pháp xử lý nước thải uy tín, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh