Các công nghệ xử lý nước biển thành nước ngọt đều nhằm mục đích làm giảm hàm lượng chất điện ly. Đặc biệt là natri clorua (NaCl), xuống mức có thể sử dụng cho sinh hoạt. Dưới đây là một vài phương pháp mà các chuyên gia của Green Water muốn chia sẻ.
Xử lý nước biển, hay còn gọi là khử mặn; là quá trình loại bỏ hoặc giảm nồng độ các chất khoáng. Đặc biệt là muối (natri clorua), trong nước biển xuống mức có thể dùng được cho các mục đích sử dụng. Đây là một quy trình rất quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với các khu vực ven biển; nơi thường xuyên gặp thiếu hụt nguồn nước ngọt.
Nước mặn có hàm lượng các chất khoáng, đặc biệt là muối, vượt quá mức cho phép. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình xâm nhập của nước biển, làm cho nước ở các ao, hồ, sông, suối bị nhiễm mặn. Nếu tình trạng xâm nhập mặn kéo dài, thì ngay cả nguồn nước giếng cũng có thể bị nhiễm mặn. Mức độ mặn thường phụ thuộc vào điều kiện thủy văn của từng vùng.
Như mọi người đều biết, đặc trưng nổi bật của nước biển là có độ mặn rất cao. Do đó, nước biển không thể dùng cho các mục đích sinh hoạt, ăn uống, hoặc tưới tiêu nông sản. Ngoài ra, nước biển còn có tác dụng ăn mòn các thiết bị, máy móc làm bằng kim loại.
Quá trình nhiễm mặn thường xảy ra mạnh mẽ vào mùa khô, khi lượng mưa giảm. Trong những thời điểm này, hàm lượng muối tại các sông, suối, ao, hồ, thậm chí cả trong các nguồn nước ngầm đều tăng lên đáng kể, khiến nguồn nước này không thể sử dụng được cho sinh hoạt và tưới tiêu. Chính vì vậy, việc xử lý, lọc nước biển để chuyển hóa thành nước ngọt trở nên vô cùng cần thiết, với các tác dụng chính như:
Tác dụng quan trọng nhất khi tiến hành xử lý, lọc nước biển thành nước sạch; ngọt là đảm bảo nguồn nước phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người. Chúng ta chỉ có thể sử dụng được nước ngọt; không thể dùng nước mặn của biển cho mục đích ăn uống. Vì vậy, quá trình khử mặn, làm ngọt nước biển sẽ giúp người dân có được nguồn nước sử dụng an toàn cho nhu cầu ăn uống hàng ngày.
Ngoài việc đảm bảo nguồn nước cho nhu cầu ăn uống, nước ngọt cũng không thể thiếu trong các hoạt động nông nghiệp. Người nông dân không thể sử dụng nước mặn để chăn nuôi gia súc, gia cầm; cũng như trồng trọt các loại cây trồng. Vì vậy, việc xử lý lọc nước biển thành nước ngọt trở thành biện pháp duy nhất để cung cấp nguồn nước phù hợp cho các hoạt động nông nghiệp. Nhưng với nhu cầu lớn như vậy, người ta thường không khử mặn hoàn toàn mà giảm nồng độ muối đến mức dùng được để tiết kiệm chi phí và đủ dùng cho mùa khô.
Nước mặn ảnh hưởng rất tiêu cực đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Nguồn nước mặn không thể dùng được cho uống, cũng như các nhu cầu sinh hoạt cơ bản khác. Vì vậy, việc xử lý lọc nước biển thành nước ngọt đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước sạch. Nó phù hợp cho các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người.
Trước khi có các công nghệ xử lý nước hiện đại, người dân thường phải trông chờ vào mùa mưa để rửa sạch nước nhiễm mặn. Điều này đã gây ra rất nhiều bất tiện; khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt cũng như sản xuất của họ. Ngày nay, việc xử lý lọc nước nhiễm mặn đã trở nên vô cùng đơn giản và hiệu quả. Người dân có thể chủ động hơn trong việc tiếp cận và sử dụng nguồn nước ngọt. Nó không còn phụ thuộc vào sự thay đổi của thời tiết như trước.
>> Xem thêm: Cách Khử Nước Nhiễm Phèn Trong Nước Giếng Đơn Giản
Do tác động của biến đổi khí hậu, các hiện tượng tự nhiên như mùa khô kéo dài; thủy triều thất thường đã khiến cho nguồn nước ngọt ngày càng trở nên khan hiếm. Trong bối cảnh này, việc ứng dụng các công nghệ xử lý nước biển thành nước ngọt sẽ giúp con người yên tâm hơn trong việc tiếp cận và sử dụng nguồn nước sạch.
Những công nghệ tiên tiến này có thể biến đổi nước mặn thành nước ngọt. Nó đáp ứng các nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất và nông nghiệp của con người. Điều này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng và lo lắng do thiếu hụt nguồn nước ngọt; đặc biệt trong bối cảnh thời tiết ngày càng diễn biến khắc nghiệt.
Trước khi có các công nghệ xử lý nước hiện đại, phương pháp sử dụng nhiều nhất để lấy nước ngọt từ nguồn nước mặn là chưng cất nhiệt. Phương pháp này khá đơn giản, người dân có thể thực hiện dễ dàng. Quá trình đun nóng nước mặn đến khi sôi, sau đó thu hồi hơi nước bằng quá trình ngưng tụ sẽ cho ra sản phẩm là nước ngọt, tinh khiết.
Phương pháp này có ưu điểm là chi phí vận hành thấp, và có thể sử dụng hiệu quả cho nhiều loại nguồn nước bị ô nhiễm mặn khác nhau. Nước thu được qua chưng cất là nguồn nước sạch, an toàn để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Tại Việt Nam, công nghệ chưng cất nhiệt để xử lý nước mặn chưa được sử dụng rộng rãi do một số hạn chế. Phương pháp này đòi hỏi sử dụng nhiều nguyên liệu và tốn nhiều thời gian thực hiện; mà năng suất thu hồi nước ngọt lại không cao.
Thay vào đó, một số phương pháp khác dựa trên việc tận dụng các loại vật liệu lọc khai thác từ thiên nhiên đang được áp dụng nhiều hơn. Đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu phòng thí nghiệm. Các vật liệu lọc phổ biến bao gồm cát thạch anh, cát mangan; than hoạt tính, sỏi và các loại khoáng chất khác. Các phương pháp này có thể cung cấp một giải pháp hiệu quả và chi phí thấp hơn so với công nghệ chưng cất nhiệt.
Đây là phương pháp xử lý được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Thiết bị máy lọc, hệ thống lọc nước mặn sẽ sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược RO.
Quy trình cụ thể:
Đầu tiên, nước mặn sẽ được lắng và lọc để loại bỏ các tạp chất, rác, cặn bẩn có trong nước. Sau đó, một máy bơm cao áp sẽ đưa dòng nước có áp lực và tốc độ cao vào qua màng lọc.
Màng lọc này có kích thước lỗ rất nhỏ, chỉ khoảng 0,0001 μm. Nhờ đó, các ion muối hòa tan trong nước sẽ bị giữ lại, trong khi nước tinh khiết có thể đi qua. Quá trình này sẽ tách thành 2 dòng nước: nước tinh khiết và nước muối mặn.
Để hoàn thiện, nước sau khi lọc sẽ được ổn định pH và khử trùng. Trước khi được sử dụng cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất hay nông nghiệp.
Ưu điểm
Đây được xem là phương pháp phù hợp nhất tại Việt Nam.
Loại bỏ muối trong nước, đảm bảo cho ăn uống, hiệu quả tới 99%.
Có thể sử dụng được cho nhiều nguồn nước.
Có lõi lọc bổ sung khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Nhược điểm
Màng lọc nước RO rất dễ bị tắc nếu không được vệ sinh thường xuyên.
Cần nguồn điện ổn định để hoạt động máy.
Nước thải của quá trình lọc có thể làm ảnh hưởng tới môi trường nếu không được xử lý tốt.
>> Xem thêm: Than Hoạt Tính Lọc Nước Là Gì? Lõi Lọc Than Hoạt Tính Hoạt Động Ra Sao?
Trải qua quá trình 20 năm hoạt động, Green Water đã tạo dựng và chăm sóc một hệ thống khách hàng lớn và vô cùng quý báu. Đó là những công ty có uy tín cao trong ngành công nghiệp xi măng, nhiệt điện, luyện kim,… Các tập đoàn và doanh nghiệp lớn, các cơ sở xây dựng lớn thuộc tư nhân và nhà nước. Mọi thông tin chi tiết, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Green Water để được tư vấn và giải đáp.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024 3514 8260
Hotline: 032 844 8880
Email: admin@greenwater.com.vn
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh
Hotline: 0931 112 900
Email: admin@greenwater.com.vn