Xử lý nước thải nhà máy gỗ với công nghệ hiện đại góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước đầu ra trong nhà máy, xí nghiệp. Trong bài viết sau, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về thiết bị này.
Tìm hiểu về xử lý nước thải nhà máy gỗ
Việc xử lý nước thải nhà máy gỗ là một vấn đề quan trọng không chỉ về môi trường mà còn về sức khỏe cộng đồng. Việc áp dụng các phương pháp hiện đại và hiệu quả trong xử lý nước thải gỗ là cần thiết để bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Bên cạnh đó, nó còn giữ cho môi trường sống xung quanh được trong sạch.
Công nghệ ngày càng phát triển đã mang lại các giải pháp tiên tiến cho việc xử lý nước thải gỗ. Việc đầu tư vào hệ thống xử lý hiện đại không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của nước thải mà còn tạo ra giá trị bền vững cho doanh nghiệp và cộng đồng.
Công nghệ quy trình xử lý nước thải nhà máy gỗ được đề xuất
Trong công nghệ xử lý nước thải, chúng ta có rất nhiều phương án để lựa chọn. Đối với ngành công nghiệp sản xuất, chế biến gỗ thì lượng nước thải có thể sản sinh rất nhiều mỗi ngày. Lượng nước thải được sản sinh ra từ hoạt động chế biến thành phẩm gỗ, sản xuất đồ gỗ nội thất; nước thải sinh hoạt của đơn vị sản xuất… Phương pháp được các chuyên gia đề xuất hiện nay cho việc xử lý nước thải nhà máy gỗ là công nghệ tuyển nổi. Đồng thời kết hợp hóa lý 2 bậc sẽ giúp tăng hiệu quả xử lý.
>> Xem thêm: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Nước Màu Xanh Ở Ao Hồ
Quy trình xử lý nước thải nhà máy gỗ
Bể điều hòa
Nhiệm vụ của bể điều hòa là tập trung và giúp xáo trộn nước thải thành một nguồn duy nhất. Đồng thời bể có chức năng lưu trữ nước cho hệ thống và cấp khí liên tục giúp giảm dung môi hòa tan ra khỏi nước thải, giảm chất COD.
Bể lắng đầu vào
Bể lắng này hoạt động theo nguyên tắc hỗ trợ lắng trọng lực ở trong môi trường tĩnh. Chiều cao của bể lắng > 4m, đồng thời đáy bể phải xây gốc vát hình nón. Dưới đáy bể nên có chứa bơm hút cặn lắng.
Bể tạo bông
Bể tạo bông giúp các bông keo tụ và chất ô nhiễm sẽ va chạm với nhau tạo thành bông kích thước, khối lượng riêng lớn hơn. Nước sau bể tạo bông được chảy qua bể lắng tiếp tục quá trình lắng trọng lực.
Bể keo tụ
Tại bể keo tụ, cần chỉnh pH trong nước thải về mức tối ưu cho phép. Hóa chất keo tụ cũng được bơm vào bể bao gồm PAC, chất trợ keo tụ là Polymer Anion A1110. Bên cạnh đó, bể lắp máy khuấy trộn tốc độ vòng quay 120 vòng/phút nhằm xáo đảo trộn hóa chất keo tụ với dòng nước thải. Nhờ có chất keo tụ mà các bông cặn ô nhiễm hình thành kết dính với nhau.
Bể sinh học UASB
Nước thải được đưa vào bệ sinh học UASB tải trọng cao hỗ trợ giảm lượng chất BOD, COD trước khi vào các bể sinh học Anoxic và Aerotank.
Bể lắng hóa lý
Bể lắng hóa lý tách các bông cặn ô nhiễm ra khỏi nước nhờ quá trình lắng trọng lực ở trong môi trường siêu tĩnh. Lượng nước sau bể lắng sẽ chảy sang cụm bể kỵ khí UASB. Bông cặn ô nhiễm sẽ được bơm định kỳ về bể tách bùn.
Bể hiếu khí Anoxic/Aerotank
Bể này loại bỏ các chất ô nhiễm còn lại COD, BOD mà đã không bị loại bỏ ở các bể vừa rồi.
Nước thải được hòa trộn với vi sinh xử lý trong môi trường thiếu và đủ oxy. Các vi khuẩn xử lý nước thải tồn tại ở dạng lơ lửng. Các vi sinh thiếu, hiếu khí sẽ tiếp nhận lượng oxy và chuyển hoá chất hữu cơ thành thức ăn.
Bể khử trùng
Trong bể này, một lượng hóa chất khử trùng Chlorine sẽ được bơm vào nhằm tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật. Nó có khả năng gây bệnh tồn tại trong dòng nước thải. Việc sử dụng Chlorine trong quy trình xử lý nước thải giúp đảm bảo rằng các vi sinh vật gây hại bị loại bỏ triệt để. Nó giúp ngăn ngừa sự lây lan của các tác nhân gây bệnh qua đường nước. Chlorine hoạt động như một chất oxy hóa mạnh; phá hủy cấu trúc tế bào của vi khuẩn, virus và các vi sinh vật khác. Nó làm cho chúng không còn khả năng sinh sôi hay gây nguy hiểm cho con người và môi trường.
Bể lắng II trong xử lý nước thải nhà máy gỗ
Bể lắng II cũng có nhiệm vụ tách các bông bùn vi sinh ra khỏi dòng nước bởi quá trình lắng trọng lực. Nước sau bể lắng sẽ được chảy sang bể khử trùng để tiếp tục xử lý. Lượng bông bùn vi sinh được lắng xuống đáy bể, bơm định kỳ về bể tách bùn, đồng thời một phần tuần hoàn về bể sinh học UASB, tiếp tục chu trình xử lý.
Cột lọc áp lực
Cột lọc áp lực sẽ loại bỏ toàn bộ lượng cặn nhẹ lơ lửng mà không lắng được trong bể lắng II. Trong cột lọc áp lực có chứa nhiều lớp vật liệu lọc như sỏi lọc, than lọc, cát lọc, đá lọc,… Nước sau xử lý cột lọc áp lực gần như đã đạt tiêu chuẩn để xả thải theo quy định của pháp luật.
Lưu ý khi lựa chọn công nghệ xử lý nước thải nhà máy gỗ
Lưu ý trong công nghệ nhất định phải có các công trình xử lý nước thải bao gồm:
Hệ thống xử lý phải có bể lắng đầu vào để tách cặn ra dòng nước.
Bể điều hòa cần có tổng dung tích bằng chu kỳ xả 01 lần.
Biện pháp keo tụ đối sử dụng với nước thải gỗ không dùng hóa chất.
Biện pháp tuyển nổi sử dụng đối với nước thải gỗ sử dụng hóa chất.
Bể keo tụ hiệu quả khi pH là 8, khi đó cần phải có bộ điều chỉnh độ pH controller setup 2 ngưỡng.
Chiều cao bể sinh học kỵ khí ít nhất là 4,5m.
Phải có máy ép bùn giảm tải cho công trình phụ trợ như bể lắng hóa lý.
Ngành chế biến gỗ cũng tạo ra rất nhiều lượng nước thải hằng ngày. Do đó, việc kiến tạo một hệ thống xử lý nước thải nhà máy gỗ là rất quan trọng và cần thiết. Bởi vì các cơ sở cần thực hiện để đảm bảo đúng các yêu cầu; quy định của pháp luật cũng như giúp bảo vệ môi trường tốt hơn.
>> Xem thêm: Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Ven Biển: Lưu Ý Và Quy Trình
Kết luận
Việc xử lý nước thải chế biến gỗ cần có một đơn vị chuyên nghiệp uy tín có các phương pháp hiện đại và an toàn. Đội ngũ chuyên gia của Green Water sẽ giúp quý đối tác có được giải pháp hoàn hảo nhất. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết lập hệ thống xử lý nước thải hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh