Tin tức

Công Nghệ Và Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nông Nghiệp Hiệu Quả

September 04 2024
134 lượt xem

Xử lý nước thải nông nghiệp là điều vô cùng cần thiết để hạn chế những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Bởi trong thời điểm gần đây, ngành nông nghiệp nước ta đã có sự phát triển lớn với nhiều thành tựu vượt bậc. Nó đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước.

Công Nghệ Và Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nông Nghiệp Hiệu Quả

Khái niệm về nước thải nông nghiệp

Nước thải nông nghiệp được sản sinh ra trong quá trình lạm dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu... Nó gây ô nhiễm môi trường nước trên bề mặt như: Nước sông, nước suối, nước kênh rạch, ao hồ… Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón trong nước mặt sẽ ngấm vào đất; các mạch nước ngầm. Từ đó, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm đất. Bên cạnh đó còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và con người.

Theo ước tính, hơn phân nửa lượng phân bón bị đưa trực tiếp vào đất được cây trồng sử dụng, phần còn lại chính là nguồn cơn gây ô nhiễm. Nó tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.

Nước thải công nghiệp chứa chất nào

Nước thải nông nghiệp phát sinh từ nhiều nguồn. Trong đó, từ hoạt động canh tác, trồng trọt có chứa hóa chất bảo vệ thực vật. Ngoài ra còn có nước thải từ hoạt động chăn nuôi chiếm một lượng khá lớn với nhiều thành phần độc hại. Cụ thể như sau:

  • Hệ số phân đạm khoảng 60% (15 - 20% bị phân hủy dưới dạng khí, 20 - 25% chuyển hóa thành chất hữu cơ và tồn lại trong đất và 20% còn lại bị rửa trôi xả trực tiếp ra sông suối dưới dạng NO3).
  • Hàm lượng Photpho bị rửa trôi và xả thải trực tiếp xuống hệ thống sông suối dưới dạng đất bị xói mòn. Bình quân khoảng 6 - 15kg; nó tồn tại dưới dạng hợp chất P2O5 trên 1ha đất.
  • Nước thải chăn nuôi có hàm lượng chất rắn lơ lửng lớn, tạp chất, chất dinh dưỡng; và vi sinh vật cao. Một số thông số ô nhiễm cơ bản của loại nước này bao gồm: BOD5, COD, Nitơ, Coliform...
  • Bên cạnh đó là dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón... Nó tồn tại như một sự nguy hiểm nhất định.

Cách xử lý nước thải nông nghiệp

Xử lý nước thải nông nghiệp là quá trình loại bỏ những chất thải, hợp chất ô nhiễm ra khỏi nước thải, bao gồm quá trình xử lý vật lý - sinh học - hóa học. Mục tiêu của công việc này là tạo ra một dòng chất lỏng an toàn với môi trường đất - nước và được tái sử dụng trong cung cấp nước cho cây trồng. Xử lý nước thải nông nghiệp bao gồm: xử lý sơ bộ, xử lý thứ cấp và xử lý hoàn thiện.

  • Xử lý trong bể tĩnh:

Trong giai đoạn này, các chất rắn - chất nặng sẽ được lắng xuống đáy. Và những chất rác hay xác hữu cơ cũng được giữ lại tại thanh chắn kim loại; còn dầu mỡ sẽ nổi lên trên và tiến hành tách dầu mỡ.

  • Thứ cấp:

Sử dụng phương pháp hóa học để xử lý nước thải nông nghiệp nhằm loại bỏ các chất thải khó phân hủy. Nó giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, kết hợp với phương pháp sinh học còn phân giải những hợp chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản; hoặc vô cơ làm sạch nguồn nước đầu ra.

  • Hoàn thiện:

Sau khi đã trải qua những bước xử lý ở trên, nước thải sẽ được khử trùng bằng phương pháp hóa học; vật lý để nước không còn ô nhiễm. Nguồn nước đầu ra có thể tái sử dụng theo đúng tiêu chuẩn cho trồng cây hoặc sinh hoạt.

Hệ thống xử lý nước thải nông nghiệp

Công Nghệ Và Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nông Nghiệp Hiệu Quả

Hệ thống xử lý nước thải nông nghiệp Green Water đáp ứng toàn bộ những tiêu chí cho sự lựa chọn hoàn hảo. Bởi hệ thống mang đến phương pháp xử lý cơ học đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nguồn nước đầu ra.

Đây là giải pháp hàng đầu trong lĩnh vực xử lý nước thải nông nghiệp, mang đến sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp. Nó góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. Từ đó bảo về sức khỏe con người khỏi những tác hại xấu.

Ưu điểm và nhược điểm công nghệ xử lý nước thải nông nghiệp

Ưu điểm của xử lý nước thải nông nghiệp

  • Sử dụng năng lượng cơ học, tiết kiệm tối đa điện năng.
  • Làm sạch triệt để những chất rắn lửng lơ, chất khí như phèn, Metan, Amoni, Sắt,...
  • Nguồn nước đầu ra đạt đúng chuẩn quy định Bộ Y tế (QCVN 01:2009/BYT, QCVN 02:2009/BYT).
  • Thiết kế nhỏ gọn, ít tốn diện tích.
  • Công suất lớn, hoạt động ổn định, tuổi thọ cao.
  • Đơn giản trong bảo trì và lắp đặt.

Nhược điểm của xử lý nước thải nông nghiệp

Hiệu quả xử lý hạn chế:

  • Thành phần nước thải nông nghiệp phức tạp, chứa nhiều chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, hóa chất nông nghiệp và vi sinh vật gây bệnh.
  • Các hệ thống xử lý thông thường thường không loại bỏ được triệt để tất cả các chất ô nhiễm này.

Yêu cầu quản lý và vận hành cao:

  • Việc vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kỹ năng kỹ thuật nhất định.
  • Nhiều nông dân chưa được đào tạo hoặc không có đủ nguồn lực để quản lý hiệu quả hệ thống.

Phân tán và khó kiểm soát:

  • Nguồn nước thải nông nghiệp thường phân tán ở các trang trại nhỏ. Nó khó kiểm soát và giám sát.
  • Việc áp dụng các biện pháp xử lý tập trung gặp nhiều thách thức do tính phân tán của nguồn thải.

Kết luận

Trên đây là một số vấn đề và phương pháp xử lý nước thải nông nghiệp cơ bản nhất. Đây là đề tài cần có sự góp sức xây dựng của nhiều tầng lớp nhân dân, kỹ sư, doanh nghiệp… để đưa ra một giải pháp hiệu quả và toàn vẹn nhất, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước ở các vùng nông thôn hiện nay.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH GREEN

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 3514 8260

  • Hotline: 032 844 8880

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh

  • Hotline: 0931 112 900

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Comments