Tin tức

Công Nghệ Và Quy Trình Xử Lý Nước Thải Cho Nhà Máy

November 06 2024
108 lượt xem

Xử lý nước thải nhà máy với công nghệ hiện đại, tiên tiến cùng quy trình thực hiện cụ thể giúp doanh nghiệp giải quyết mọi vấn đề lo lắng. Hãy cùng theo dõi bài chia sẻ thông dưới cùng với các chuyên gia của Green Water.

Công Nghệ Và Quy Trình Xử Lý Nước Thải Cho Nhà Máy

Khái niệm về nước thải nhà máy

Nước thải nhà máy phát sinh từ quá trình sản xuất hoặc sinh hoạt của nhân viên. Loại nước này chứa nhiều chất rắn lơ lửng, hợp chất ô nhiễm, chất tẩy rửa, và hóa chất nguy hiểm.

Vậy nên việc xử lý nước thải nhà máy trước khi đưa ra thủy vực là điều cực kỳ cần thiết và quan trọng. Nó sẽ đảm bảo cho nguồn sống của các loại thủy sinh, cho môi trường và cho sức khỏe con người.

Nguồn gốc nước thải nhà máy

Nước thải nhà máy được sinh ra bởi hai nguồn:

Nước thải từ quá trình sinh hoạt của công nhân

Nước thải từ hoạt động tắm rửa và vệ sinh không chứa nhiều chất ô nhiễm, nhưng vẫn cần xử lý sơ bộ trước khi xả ra môi trường.

Nước thải từ khu bếp và khu chế biến thực phẩm cho công nhân thường chứa nhiều dầu mỡ. Loại nước này sẽ được gom chung với nước thải từ sản xuất để xử lý hoàn toàn trước khi xả ra nguồn nước.

Nước thải từ hoạt động sản xuất nhà máy

Quá trình sản xuất thường phát sinh các loại nước thải có nguy cơ gây ô nhiễm nặng cho môi trường nước nếu không xử lý kịp thời. Bao gồm: Nước thải từ sản xuất, nước rửa nguyên liệu, sục rửa hệ thống; nước từ nồi hơi, và nước khử trùng máy móc.

Nước thải này chứa nhiều hợp chất gây ô nhiễm như chất vô cơ, chất hữu cơ hòa tan và không tan, hóa chất,... Nếu không được xử lý, việc xả trực tiếp ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước; nó ảnh hưởng đến đời sống và môi trường.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải từ nhà máy

Công Nghệ Và Quy Trình Xử Lý Nước Thải Cho Nhà Máy

Quá trình xử lý nước thải từ nhà máy bao gồm việc loại bỏ các tạp chất ô nhiễm từ nước thải sản xuất và sinh hoạt.

  • Phương pháp cơ học: Sử dụng lắng, lọc chất rắn. Cách này chỉ loại bỏ tạp chất lớn, nhưng không xử lý hiệu quả các chất hòa tan hoặc vi khuẩn.

  • Phương pháp sinh học: Xử lý kỵ khí hoặc hiếu khí bằng bùn hoạt tính. Nó tùy thuộc vào tính chất nước thải.

  • Phương pháp hóa học: Keo tụ hoặc đông tụ giúp xử lý chất rắn lơ lửng, hữu cơ hòa tan, photpho, và kim loại nặng.

  • Màng lọc RO: Đây thường là bước cuối cùng để thu được nước tinh khiết đạt tiêu chuẩn cao.

>> Xem thêm: Hệ Thống Thu Gom Xử Lý Nước Thải Là Gì? Tìm Hiểu Khái Niệm

Quy trình xử lý nước thải nhà máy

Nước thải từ nhà máy và sinh hoạt sẽ được gom về bể thu gom, qua màng chắn rác để loại bỏ rác lớn. Sau đó, nước được xử lý sơ bộ để loại bỏ dầu, mỡ. Lượng mỡ thừa có thể tái sử dụng, còn nước sẽ chuyển tiếp sang bể khác để xử lý hoàn toàn.

Bể điều hòa

Lưu lượng cùng với nồng độ nước thải phát sinh trong một ngày thường khác nhau nên sẽ được đổ vào bể điều hòa để điều hòa lại lưu lượng nước thải. Nó tạo môi trường nước ổn định cho các công đoạn tiếp xử lý.

Tại bể này, nước thải sẽ được thổi thêm một lượng khí nhằm đảm bảo sự ổn định cho nồng độ ô nhiễm có trong nước thải; hạn chế tình trạng các vi sinh vật kỵ khí phân hủy gây mùi khó chịu.

Hố gom, tách mỡ

Nước thải từ sản xuất và sinh hoạt trong nhà máy sẽ được gom vào hố thu. Trước hố thu, màng chắn rác loại bỏ các vật lớn như lon nước, túi nhựa, gậy. Chất rắn thu gom sẽ được đưa đến bãi rác hoặc đốt. Màng chắn và song chắn kích thước khác nhau giúp loại bỏ chất rắn hiệu quả, tránh tắc nghẽn hệ thống. Dầu mỡ cũng được tách lọc và có thể tái sử dụng hoặc loại bỏ. Nước sau xử lý sẽ tiếp tục chuyển đến các công đoạn sau.

Bể sinh học Anoxic trong xử lý nước thải nhà máy

Bể này còn gọi là bể sinh học thiếu khí, nơi vi khuẩn trong môi trường thiếu khí phân hủy các chất ô nhiễm; chẳng hạn như Nitơ, NH3, COD, BOD. Vi sinh vật dị dưỡng sẽ hoạt động trong điều kiện tùy nghi để chuyển hóa Nitơ. Bộ khuấy trộn được lắp trong bể để tạo điều kiện tối ưu cho vi sinh vật. Nó được trộn đều với tốc độ chậm.

Bể lắng II trong xử lý nước thải nhà máy

Nước từ bể sinh học hiếu khí sẽ được chuyển đến bể lắng II, nơi tách bùn và nước. Phần nước trong trên bề mặt chảy sang bể trung gian; trong khi bùn hoạt tính dưới đáy tuần hoàn lại bể Anoxic để tiếp tục xử lý. Bùn lắng dưới đáy sẽ chuyển đến bể ép bùn khô để chôn lấp hoặc xử lý.

Bồn sinh học hiếu khí Aerotank

Bồn sinh học hiếu khí được xây dựng thành hình chữ nhật, dưới đáy sẽ lắp thêm một hệ thống tự động sục khí liên tục thông qua máy thổi khí và hệ thống phân phối khí. Khí được cấp ở một cường độ nhất định để tránh làm vỡ những bông bùn.

Các loại vi sinh vật hiếu khí có trong nước thải lấy oxi được cấp vào từ máy thổi khí và sử dụng những chất hữu cơ; chất bẩn làm thức ăn để chuyển hóa thành sinh khối. Từ đây, lưu lượng bông bùn cũng tăng dần lên.

Bể bùn

Bùn lắng tại bể lắng đứng II sẽ được thải trực tiếp tại đây. Sau đó tiến hành phân hủy, tách nước còn sót lại để tiến hành ép khô trước khi đem đi chôn hoặc xử lý. Nước dư còn sót lại trong bùn sẽ được trung chuyển trở lại bể sinh học để tiến hành tiếp quá trình xử lý nước thải từ nhà máy.

>> Xem thêm: Thiết Bị Xử Lý Nước Thải Cho Nhà Máy Bao Gồm Những Gì? Thông Tin Mà Bạn Cần Biết

Kết luận

Hệ thống xử lý nước thải cho từ nhà máy là sự kết hợp của nhiều phương pháp cùng công nghệ khác nhau. Hiện tại, trên thị trường có khá nhiều hệ thống giúp xử lý nước thải từ nhà máy với nhiều mức giá khác nhau; từ những công ty khác nhau. Nhà đầu tư cần tìm hiểu trước về nhu cầu cũng như mục đích sử dụng để có được lựa chọn phù hợp nhất và tiết kiệm chi phí nhất.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH GREEN

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 3514 8260

  • Hotline: 032 844 8880

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh

  • Hotline: 0931 112 900

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Comments