Tin tức

Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thực Phẩm

May 29 2023
324 lượt xem

Xử lý nước thải chế biến thực phẩm là một trong những dạng nước thải phức tạo nhất. Nước thải chế biến thực phẩm là dạng nước thải từ sản xuất mì tôm, thức ăn nhanh, cháo dinh dưỡng... Cũng giống như các loại nước thải khác, tuy thực phẩm không mang nhiều hàm lượng độc nhưng lại tác động mạnh gây ô nhiễm môi trường.

Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thực Phẩm
Xử lý nước thải chế biến thực phẩm là một trong những dạng nước thải phức tạo nhất.

Hiện trạng ngành chế biến thực phẩm

Nước thải thực phẩm khi thải vào môi trường sẽ gây suy giảm độ oxy hoà tan trong nước. Vì vậy, nó tác động xấu đến hoạt động của các vi sinh vật, các loài thuỷ sinh trong nước. Đồng thời, ngăn cản quá trình lọc tự nhiên.

Các chất lơ lửng, tinh bột, độ màu... trong nước thải ngăn ánh sáng xuống tầng sâu. Ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của tảo, rong rêu... Nito, phospho có trong nước thải tích tụ lâu ngày sẽ gây nên tình trạng phú dưỡng hoá. Do đó, làm suy giảm chất lượng nguồn nước.

Các vi sinh vật kí khí hoạt động phân giải các chất hữu cơ tạo ra mùi hôi, khó chịu... Con người nếu sử dụng trực tiếp nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, dễ bị các bệnh liên quan đến đường ruột.

>> Xem thêm: 6 Cách Hạ Phèn Trong Nước Đơn Giản và Hiệu Quả

Nguồn nước thải chế biến thực phẩm

Xử lý nước thải thực phẩm là xử lý nước thải từ các nguồn sau:

  • Nước thải phát sinh hoạt động vệ sinh của công nhân viên, từ khu nấu ăn...
  • Nước thải sản xuất từ quá trình sơ chế, rửa nguyên liệu, vệ sinh máy móc, thiết bị chế biến, vệ sinh nhà xưởng..

Thành phần và tính chất nước thải thực phẩm

Do đặc thù của ngành sản xuất thực phẩm rất đa dạng về thành phần nguyên liệu đầu vào nên tích chất nước thải cũng rất đa dạng:

  • Có lưu lượng tương đối lớn và ổn định
  • Chứa các hợp chát hữu cơ (thường ít độc) có nguồn gốc từ động vật và thực vật
  • Chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật chủ yếu là cacbonhydrat
  • Chất thải có nguồn gốc động vật có thành phần đa dạng là protein và chất béo
  • Có các thông số ô nhiễm đặc trưng. Cụ thể, như hàm lượng TSS, BOD5, COD khá cao gấp 10 - 20 lần quy chuẩn, vi khuẩn gây hại.
  • Chứa hàm lượng Nito, Photpho khá cao
  • Một số nước thải có hàm lượng muối rất cao

Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thực Phẩm
Nước thải thực phẩm đầu vào theo hệ thống thu gom được dẫn về bể điều hoà

Nước thải thực phẩm đầu vào theo hệ thống thu gom được dẫn về bể điều hoà. Bể điều hoà có tác dụng điều hoà tính chất và lưu lượng nước thải trong quá trình sản xuất.

Bể điều hoà

Trong bể điều hoà nước thải được xáo trộn liên tục nhờ hệ thống thổi khí. Sau đó, nước thải được bơm lên bể tuyển nổi tách hàm lượng dầu mỡ. Các chất dễ nổi trên mặt nước ra khỏi nước thải, dầu mỡ sẽ được dẫn sang bể chứa dầu mỡ.

Bể Anoxic

Nước thải tiếp tục được dẫn vào bể Anoxic. Bể anoxic kết hợp aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp. Khử BOD, nitrat hoá, khử NH4+ và khử NO3 thành N2. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiết khí. Hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD. Do đó, không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài khi cần khử NO3-. Tiết kiệm 50% lượng oxy khi nitrat hoá khử NH4+. Bởi, chúng tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-.

Bể Aerotank

Nước thải từ bể Aerotank được tuần hoàn liên tục lại bể Anoxic với lưu lượng từ 50% - 100%. Tại bể học hiếu khí Aerotank, không khí được cấp vào nhờ 2 máy thổi khí hoạt động luân phiên 24/24h. Vi sinh trong bể Aerotank sẽ được bổ sung định kỳ mỗi tuần từ bùn tuần hoàn tại bể lắng. Các vi sinh vật này sẽ phân huỷ các chất hữu cơ thành phẩm cuối cùng là H2O và CO2.

Trong bể Aerotank còn lắp đặt vật liệu tiếp xúc nhằm tăng khả năng tiếp xúc giữa vi sinh vật với nước thải. Đồng thời, là môi trường có vi sinh vật dính bám và phát triển.

Sau quá trình xử lý sinh học, nước thải tràn qua bể lắng để lắng bùn trong nước thải. Trong bể lắng nước di chuyển trong ống trung tâm xuống đáy. Bể sau đó di chuyển ngược từ dưới lên trên chảy vào máng thu nước để tràn sang bể trung gian.

Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể sinh học thiết khí. Thiếu khí để duy trì nồng độ bùn. Phần bùn dư sẽ được bơm vào bể chứa bùn. Bể trung gian nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ ô nhiễm. Sau đó, được dẫn sang bồn lọc áp lực nhằm loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa thực hiện được. Nước thải chảy qua cát lọc, vật liệu lọc hoặc lớp đỡ. Những tạp chất có trong nước được giữ lại một phần tại cát lọc.

Cuối cùng, nước được dẫn sang bể khử trùng. Hoá chất khử trùng sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Dưới tác dụng của chất oxy hoá mạnh, các vi sinh vật bị tiêu diệt.

>> Xem thêm: Nguồn Nước Giếng Khoan Có Thật Sự Sạch Không?

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải chế biến thực phẩm

  • Hiệu suất xử lý các chỉ tiêu BOD, COD, Nito cao
  • Đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra
  • Chi phí vận hành thấp chủ yếu bằng phương pháp sinh học, dễ vận hành
  • Giảm thiểu tối đa thể tích bùn thải. Dễ dàng vận chuyển và bảo quan có thể sử dụng bùn để làm phân vi sinh bón cây trồng.
  • Có thể tái sử dụng nước thải sau xử lý cho mục đích tưới cây, tưới đường...

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn công nghệ xử lý nước thải hiện đại, hiệu quả của Green Water. Đảm bảo chất lượng nguồn nước an toàn, đảm bảo, bảo vệ cuộc sống.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở cung cấp giải pháp xử lý nước thải. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp các giải pháp xử lý nước thải uy tín, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments