Tin tức

Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Sân Bay Mới Nhất

February 02 2023
549 lượt xem

Xử lý nước thải sân bay là bài toán thách thức đối với ngành hàng không. Việc xử lý phải đảm bảo chất lượng nguồn nước với những công nghệ hiện đại nhất. Hãy cùng Green Water đi khám phá công nghệ xử lý nước thải sân bay mới nhất hiện nay, để xem chúng mang lại hiệu quả vượt trội gì?

Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Sân Bay Mới Nhất
Xử lý nước thải sân bay là bài toán thách thức đối với ngành hàng không

Nguồn gốc của nước thải sân bay

Nước thải sân bay có nguồn gốc chủ yếu từ nước thải sinh hoạt của hành khách, người thân, các nhân viên sân bay. Lượng nước này chiếm lưu lượng lớn nhất trong tổng lưu lượng nước thải phát sinh hằng ngày của sân bay.

Ngoài ra nước thải sân bay còn phát sinh từ các nguồn:

  • Nước thải từ phòng vệ sinh trên máy bay. Lượng nước này được xử lý sơ bộ lượng phân. Bằng cách sử dụng một loại enzym có khả năng phân huỷ trong nước.
  • Nước thải vệ sinh sàn khu vực tiếp đón, văn phòng, các toa trên máy bay...
  • Đối với một số sân bay có khu vực căn tin phục vụ ăn uống, lượng nước thải còn phát sinh ở khu vực nhà bếp.

Nước thải sân bay chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Vì vậy, chúng có tính chất như một loại nước thải thông thường. Chúng bao gồm COD, BOD, SS, coliform... ở mức trung bình.

Công nghệ xử lý nước thải sân bay mới nhất

Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Sân Bay Mới Nhất
Các nguồn nước thải khác nhau sẽ được dẫn theo hệ thống thoát nước về bể tiếp nhận

Các nguồn nước thải khác nhau sẽ được dẫn theo hệ thống thoát nước về bể tiếp nhận. Bể tiếp nhận được đặt tại các trạm xử lý nước thải.

Bể tiếp nhận

Nơi đây tập trung nước thải từ các nơi trong toà nhà. Sau đó, chúng chạy về trạm xử lý. Nước được lưu trữ với thời gian ngắn khoảng 30 - 60 phút, để tránh hiện tượng kị khí sinh mùi hôi. Nước thải từ bể tiếp nhận được bơm lên bể tách dầu bằng bơm nhúng chìm.

Bể tách dầu

Nhiệm vụ của bể tách dầu là loại bỏ lượng dầu mỡ từ khu vực nhà ăn, canteen trước khi chảy vào bể điều hoà. Dầu mỡ nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng đến đường ống, nghẹt bơm. Do đó, làm giảm hiệu quả của các công trình sinh học phía sau.

Trước khi vào bể tách dầu thì nước thải loại bỏ các tạp chất, rác có kích thước nhỏ khoảng 2mm bằng thiết bị tách rác tinh. Các loại rác nhỏ sẽ ảnh hưởng đến bơm, đến màng lọc MBR. Nước thải sau tách dầu tiếp tục tự chảy sang bể điều hoà.

Bề điều hoà

Bể điều hoà có nhiệm vụ điều hoà về lưu lượng và nồng độ hữu cơ trong nước thải tại các thời điểm khác nhau trong ngày. Vì vậy, tránh gây quá tải vi sinh vật cho các bể phía sau. Bể điều hoà làm giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình phía sau. Tránh hiện tượng quá tải. Trong bể điều hoà có bố trí hệ thống phân phối khi thô dưới đáy bể. Nước thải được xáo trộn đều tại mọi thời điểm và tránh sự lắng cặn trong bể. Tránh hiện tượng phân huỷ kỵ khí tạo mùi hồi. Nước thải từ bể điều hoà sẽ được bơm đến công trình xử lý tiếp theo là bể sinh học hiếu khí. Sau đó, chúng sẽ được khử các hợp chất hữu cơ BOD5, COD.

Bể sinh học tiếp xúc thiếu khí kết hơp hiếu khí

Tại đây, diễn ra quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ. Quá trình nitrat hoá trong điều kiện cấp khí nhân tại bằng máy thổi khí. Quá trình nitrate hoá là quá trình oxy hoá các hợp chất chứa Nito.

Các giá sinh học dạng lơ lửng MBBR có diện tích bề mặt tiếp xúc 3000 m2/m3. Dòng nước thải chảy tiếp vào bể sinh học qua bề mặt tiếp xúc. Đồng thời, không khí cũng được cung cấp liên tục trong bể. Trong điều kiện đó, vi sinh vật sinh trường và phát triển mạnh tạo thành màng vi sinh vật. Chúng có chức năng hấp thụ các chất hữu cơ và màu.

Tại bể sinh học tiếp xúc hiếu khí, hoá chất được bổ sung vào với liều lượng nhỏ. Do đó, khử photpho trong nước thải. Hỗn hợp gồm bùn hoạt tính, nước thải và hoá chất là dung dung xáo trộn. Dung dịch này được bơm sang bể lọc MBR.

Bể lọc màng MBR

Màng lọc được lắp đặt thành module với kích thước lỗ lọc 0,4um. Tại đây, diễn ra quá trình phân tách giữa nước sạch và hỗn hợp bùn hoạt tính, các chất rắn lơ lửng và vi khuẩn gây bệnh. Dòng bùn trong MBR được chia làm 02 dòng:

  • Dòng 1: Được xả tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí để duy trì mật độ sinh khối. Từ đó, giúp vi sinh vật hoạt động tốt hơn. Chất lượng xử lý ổn định, đạt tiêu chuẩn cho phép.
  • Dòng 2: Được xả về bồn nén bùn để phân tác dòng bùn đậm đặc. Khi đó, nước sau tách bùn được xả về bể tiếp nhận để tiếp tục quá trình xử lý. Dòng bùn đậm đặc được đưa vào bể phân huỷ bùn.

Tại bể phân bùn huỷ, oxy sẽ được cung cấp để cho các vi sinh vật sinh trường. Trong điều kiện không được cung cấp thức ăn, các vi sinh sẽ phân huỷ nội bào thành H2O, CO2. Do đó, bùn sinh ra sẽ tự phân huỷ. Giảm thể tích bùn phát sinh trong quá trình xử lý nước thải. Giảm chi phí công tác xả thải bùn. Nước trong sau khi tách bùn nổi trên bề mặt phân huỷ bùn sẽ chảy tiếp vào bể tiếp nhận. Lượng cặn thô dưới đáy bể phân huỷ bùn sẽ được định kỳ hút thải.

Kết luận

Nước thải sân bay nói riêng hay nước thải nói chung đều cần phải được xử lý. Bởi, chúng giúp bảo vệ chất lượng nguồn nước, môi trường sống của chính con người.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở cung cấp hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp hệ thống xử lý nước thải uy tín, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments