Công nghệ xử lý nước thải SBR đã và đang mang đến những giải pháp xử lý tối ưu trong các hệ thống xử lý nước thải hiện nay. Hệ thống ứng dụng vi sinh học để giải quyết các dạng nước thải chứa chất hữu cơ và hàm lượng nitơ cao. Nó xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính ở giai đoạn làm đầy và xả cặn vô cùng hiệu quả. Để hiểu rõ hơn, các bạn đọc hãy cùng Green để tìm hiểu và khai thác sâu hơn về công nghệ đặc biệt này nhé!
Công nghệ xử lý nước thải SBR được viết tắt theo tên tiếng anh là "Sequencing batch reactor". Công nghệ này được ứng dụng để xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học theo quy trình phản ứng mẻ liên tục. Công nghệ SBR có tác dụng phân hủy các chất hữu ở trong nước thải để làm giảm đi lượng nitơ cùng những chất rắn lơ lửng ở trong nước thải. Vì thế, nó được cho là đặc biệt phù hợp trong hệ thống xử lý nước thải. Tùy vào yêu cầu và đặc điểm của mỗi khu vực mà hệ thống xử lý nước thải SBR sẽ được thiết kế riêng biệt.
Công nghệ xử lý nước thải SBR bao gồm 2 cụm bể chính là cụm bể Selector và cụm bể C-tech. Theo nguyên lý hoạt động thì nước thải sẽ được đưa vào bể Selector trước; sau đó mới được xử lý sơ bộ để chuyển qua bể C-tech. Bể SBR sẽ vận hành theo một chu trình tuần hoàn; bao gồm 5 pha: Làm đầy (fill); phản ứng/sục khí (react); lắng đọng (settle); rút nước (draw); ngưng - chờ (iding). Chu trình này được diễn ra liên tục và nối tiếp với nhau.
>> Xem thêm: Công Dụng Của Bể Lọc Nhanh Trong Xử Lý Nước Thải
Về cơ bản, công nghệ xử lý nước thải SBR sẽ bao gồm 3 giai đoạn hoạt động quan trọng như sau:
Trong bất kỳ một hệ thống xử lý nước thải nào thì giai đoạn tiền xử lý cũng được đánh giá là cần thiết và không thể bỏ qua. Nhờ có giai đoạn này mà nước mới có thể loại bỏ được những cặn bẩn; tạp chất độc hại, rác thải còn lơ lửng trong nước. Từ đây sẽ dễ dàng tiến hành thực hiện những bước tiếp theo để hạn chế tình trạng tắc nghẽn.
Tiếp đến, nước thải sẽ được đưa vào trong bể tiếp nhận. Ở đây, sẽ có những song chắn giúp loại bỏ rác thải. Nước sẽ tiếp tục được bơm với một tốc độ kiểm soát nhất định sang bể điều hòa. Dòng chảy của nước ở bể điều hòa sẽ ổn định lại trước khi bơm sang bể SBR.
Trước khi được đưa vào bể C-tech thì nước sẽ phải đi vào cụm bể Selector trước. Hệ thống sục khí hoạt động sẽ phân bổ oxi khắp các bể chứa để thúc đẩy nhanh quá trình xử lý hiếu khí. Sau đó, nước mới được đưa tới cụm bể C-tech. Trong quá trình xử lý nước thải ở bể C-tech, hàm lượng oxy được bơm đều vào bể sẽ được kiểm soát để giúp cho quá trình nitrat hóa, oxy hóa, khử nitơ, lắng đọng cũng như xử lý bùn được hiệu quả và triệt để nhất.
Như đã trình bày ở trên, bể C-tech sẽ hoạt động theo một chu trình, bao gồm 5 giai đoạn sau:
Làm đầy: Là giai đoạn bơm nước vào trong bể chứa.
Sục khí: Hệ thống sục khí và bơm tuần hoàn sẽ đảm nhiệm chức năng duy trì nồng độ oxy hóa trong bể chứa, tối thiểu là 2mg/lit trong mọi thời điểm.
Lắng: Quá trình này sẽ diễn ra sau khi quá trình sục khí kết thúc. Pha lắng sẽ ngăn không cho nước thải chảy vào trong bể SBR.
Rút nước: Sau khi bùn đã lắng hết xuống bên dưới thì sẽ thu được lượng nước nổi. Lượng nước này sẽ được thoát ra khỏi bể SBR và không có chứa bất cứ lượng bùn hoạt tính nào.
Chờ: Đây là khoảng thời gian tạm nghỉ để nạp thêm mẻ mới.
Sau khi quá trình hiếu khí kết thúc, bùn sẽ được gom lại để đưa sang bể bùn; nước được rút ra và tiếp tục đưa sang bể chứa nước sau khi xử lý. Nguồn nước sau khi được xử lý bằng công nghệ SBR được chứng nhận là đạt QCVN 14. Sau đó, tùy thuộc vào yêu cầu của chất lượng nước đầu ra mà nước sẽ được đưa đi xử lý ở những giai đoạn tiếp theo.
So với những công nghệ xử lý nước thải thông thường, công nghệ xử lý nước thải SBR được đánh giá là có những ưu điểm vượt trội, đột phá như sau:
Đem lại hiệu quả xử lý nước thải cao, có thể loại bỏ hoàn toàn và triệt để các tạp chất hữu cơ, chất độc hại và các chất gây ô nhiễm.
Hệ thống được thiết kế đơn giản, đảm bảo được tuổi thọ sử dụng lớn.
Chất lượng nước sau xử lý loại bỏ được một hàm lượng lớn nitơ và photpho.
Hoạt động bền bỉ, ổn định, phù hợp được với mọi hệ thống và công suất làm việc.
Giúp tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư và vận hành. Dễ dàng kiểm soát khi gặp phải những sự cố không mong muốn.
Không cần phải sử dụng tới bể lắng riêng biệt.
Bên cạnh những ưu điểm trên, công nghệ xử lý nước thải SBR vẫn còn tồn đọng một số nhược điểm như:
Hệ thống sục khí ở chìm dưới đáy bể nên dễ bị tắc do bùn.
Khó lập trình hệ thống điều khiển tự động
Quy trình vận hành phức tạp, yêu cầu người điều khiển phải có chuyên môn cao.
>> Xem thêm: Công Nghệ Xử Lý Nước Thải AAO Hay SBR Hiệu Quả Hơn?
Công nghệ xử lý nước thải SBR giúp loại bỏ tối đa và hiệu quả những tạp chất hữu cơ có ở trong nguồn nước. Từ đó, mang tới nguồn nước đạt chuẩn, an toàn với môi trường và sức khỏe của con người. Hy vọng, những thông tin của bài viết trên đây đã giúp ích cho bạn thật nhiều trong quá tìm hiểu và tham khảo về công nghệ xử lý nước thải SBR.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024 3514 8260
Hotline: 032 844 8880
Email: admin@greenwater.com.vn
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh
Hotline: 0931 112 900
Email: admin@greenwater.com.vn