Từ lâu nay, nước mưa và nước giếng khoan luôn là những nguồn nước được sử dụng chính trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Tuy nhiên, do vấn đề ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng khiến cho những nguồn nước này không còn đảm bảo với sức khỏe của con người.
Vì vậy, nước máy đã trở thành nguồn nước thay thế trong sinh hoạt được đại đa số mọi người sử dụng. Tuy nhiên, để sử dụng nước máy trong sinh hoạt chúng ta phải chi trả một khoản phí nhất định. Vậy, giá nước sinh hoạt là bao nhiêu? 1 khối nước nước bao nhiêu tiền?.. Chắc hẳn, đây là những thắc mắc được rất nhiều người dân quan tâm.
Để giúp người dân biết được giá nước sinh hoạt mới nhất 2020 cùng cách tính tiền nước sinh hoạt hàng tháng cho gia đình, cơ quan.. Greenwater.com.vn xin giải đáp tất cả những thắc qua nôi dung bài viết dưới đây!
Theo Thông tư liên tịch 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT đã ghi rõ "giá nước sẽ được tính trên chi phí sản xuất. Trong đó, giá nước sẽ xét thêm cả giá chi phí đầu mối cộng một lượng vừa đủ để đơn vị có thể phát triển các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo thời gian. Mọi quyết định về giá nước sạch sẽ phải tuân theo quy chế tính giá do nhà nước ban hành".
Cụ thể, giá nước sạch ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh sẽ có những mức chênh lệch so với các tỉnh khác. Trong đó, biểu giá nước sẽ được điều chỉnh tăng dần theo từng năm để người sử dụng có thể thích ứng được với điều đó.
Với hộ dân, giá nước sạch sinh hoạt sẽ được tính theo định mức hộ đó tiêu thụ nhân với số khối nước đã dùng trên một tháng. Theo đó, giá nước tính theo định mức tiêu thụ hàng tháng cho hộ gia đình sẽ được tính cụ thể như sau:
Mức 10m3 nước sạch đầu tiên sẽ có giá 5.973 đồng/m3
Từ 10m3 - 20m3 sẽ có giá 7.052 đồng/m3
Từ 20m3 - 30m3 sẽ có giá 8.669 đồng/m3
Trên 30m3 sẽ có giá 15.929 đồng/m3
Như vậy, theo biểu giá nước này có thể thấy, khi chúng ta sử dụng nước vượt qua các định mức thì số tiền phải trả cho một khối nước tiếp theo cũng sẽ tăng lên.
Mức giá nước sinh hoạt dưới đây sẽ áp dụng cho các đối tượng là cơ quan hành chính, doanh nghiệp, tổ chức hoặc các cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Cụ thể, cách tính tiền nước như sau:
Mức 10m3 nước đầu tiên: 5.793 đồng/m3
Từ 10m3 - 20m3 sẽ có giá: 7055 đồng/m3
Từ 20m3 - 30m3 sẽ có giá: 8760 đồng/m3
Từ 30m3 trở lên sẽ có giá: 15990 đồng/m3
Hộ nghèo là những gia đình có khăn khăn về kinh tế nên sẽ được Nhà nước quan tâm dành cho những ưu đãi để đáp ứng điều kiện sử dụng nước sạch cần thiết cho sinh hoạt. Vì vậy, so với các đối tượng khác thì giá nước sinh hoạt của các hộ nghèo sẽ được trợ cấp một phần. Theo đó, biểu giá nước sạch áp dụng cho hộ nghèo sẽ được tính như sau:
Mức 10m3 nước sạch đầu tiên: 3.600 đồng/m3
Từ 10m3 - 20m3 sẽ có giá: 4.500 đồng/m3
Từ 20m3 - 30m3 sẽ có giá: 5.600 đồng/m3
Trên 30m3 sẽ có giá: 6.700 đồng/m3
Cập nhật biểu giá nước sinh hoạt tại tp Hồ Chí Minh từ tháng 11/2019 - 2022:
Định mức sử dụng | Đơn giá (đồng/m3) | |||
2019 | 2020 | 2021 | 2022 | |
1. Đến 4m3/người/tháng |
|
|
|
|
- Hộ dân cư | 5.600 | 6.000 | 6.300 | 6.700 |
- Hộ nghèo và hộ cận nghèo | 5.300 | 5.600 | 6.000 | 6.300 |
2. Từ 4m3 - 6m3/người/tháng | 10.800 | 11.500 | 12.100 | 12.900 |
3. Trên 6m3/người/tháng | 12.100 | 12.800 | 13.600 | 14.400 |
Lưu ý: Giá nước bên trên đã bao gồm chi phí bảo vệ môi trường, chi phí cho nước thải sinh hoạt và thuế. Biểu giá nước đã được nhà nước quy định rõ ràng, các hộ gia đình khi sử dụng sẽ không phải trả thêm chi phí phát sinh nào khác.
Những tờ hóa đơn tiền điện nước tăng vọt luôn là nỗi lo hàng tháng của tất cả các hộ gia đình. Vì vậy, hãy cùng tham khảo những cách đơn giản sau đây để giúp giảm thiểu tiền nước hàng tháng nhé.
1. Tắt vòi nước, vặn chặt khi không sử dụng
Có rất nhiều người thường xuyên quên không tắt vòi nước khi không có nhu cầu sử dụng hoặc vặn van không chặt khiến nước vẫn tiếp tục nhỏ giọt, hao phí. Nếu tình trạng này chỉ xảy ra trong 1 - 2 ngày thì lượng nước hao hụt không mấy đáng kể, thế nhưng nếu nó xảy ra trong nhiều ngày thì cũng rất tốn kém.
Ngoài ra, nhiều người có thói quen vừa vặn nước, vừa đánh răng rửa mặt cũng gây tốn nước rất nhiều. Vì vậy, hãy nhớ thật kỹ là tắt vòi nước và vặn thật khi không có nhu cầu sử dụng nhé!
2. Thay thế các vòi nước thường bằng vòi hoa sen
Những vòi nước thông thường khi xả sẽ chảy rất mạnh, nếu không có chậu hứng ở dưới thì 60% nước sẽ bị lãng phí. Do đó, để tránh lãng phí hãy đầu tư thay thế các vòi nước dạng tia nhỏ hoặc vòi hoa sen để tránh gây lãng phí nước.
3. Tận dụng các nguồn nước khác
Ngoài nước máy, bạn có thể dùng thêm các nguồn nước mưa, nước giếng khoan.. cho sinh hoạt trong gia đình bằng việc xây dựng các bể trữ nước và sử dụng thêm các loại vật liệu lọc nước như: sỏi, than hoạt tính, cát thạch anh,.. để giúp nước được sạch và an toàn hơn.
4. Hạn chế sử dụng bồn tắm nằm
Sử dụng bồn tắm nằm mang đến sự thoải mái cho người sử dụng, tuy nhiên do bồn tắm thường có kích thước lớn nên đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc tiêu tốn nước của gia đình bạn. Vì vậy, hãy thật hạn chế sử dụng thiết bị này, bạn có thể tắm dưới vòi hoa sen cũng là một cách giúp cơ thể thoải mái mà lại còn rất tiết kiệm nước nữa đấy!
5. Tái sử dụng nguồn nước
Thay vì việc đổ nước xuống cống sau khi rửa rau, giặt quần áo.. thì bạn có thể sử dụng các nguồn nước này cho việc tưới cây, dội bồn cầu để tiết kiệm nước.
Ngoài ra, nếu gia đình bạn sử dụng máy lọc nước thì bạn cũng có thể tái sử dụng lượng nước mà máy thải ra để giặt quần áo, tưới cây cũng là một biện pháp giúp tiết kiệm nước và giảm tiền nước sinh hoạt hàng tháng.
Trên đây là bài viết chia sẻ giá tiền nước sinh hoạt mới nhất 2020 mà chúng tôi muốn gửi đến quý khách. Hy vọng, qua bài viết bạn đã biết được 1 khối nước bao nhiều tiền để biết cách tính tiền nước sinh hoạt hàng tháng của gia đình. Hãy tiết kiệm và sử dụng nguồn nước sạch một cách hợp lý nhé!