Tin tức

Giải Pháp Xử Lý Nước Thải Ngành Chế Biến Gỗ

December 28 2022
667 lượt xem

Với nguồn tài nguyên rừng dồi dào, Việt nam là một trong những quốc gia có tiềm năng sản xuất gỗ cao. Ngành công nghiệp đồ gỗ của nước ta đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và có khả năng cạnh tranh về chất lượng. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất đồ gỗ cũng gây ra những mối nguy hại đến môi trường không nhỏ như nước thải, bụi, tiếng ồn... Vì vậy nên xử lý nước thải ngành chế biến gỗ là vô cùng cần thiết.

Giải Pháp Xử Lý Nước Thải Ngành Chế Biến Gỗ
Xử lý nước thải ngành chế biến gỗ là việc làm cần thiết giúp bảo vệ môi trường

Nước thải chế biến gỗ bắt nguồn từ hoạt động nào?

  • Quá trình hấp gỗ, luộc gỗ, ngâm gỗ: công đoạn hấp gỗ, luộc gỗ, ngâm tẩm gỗ. Quá trình này với mục đích là làm chết vi khuẩn gỗ thì lượng nước thải ra ít nhưng độc hại do có chứa các hoá chất ngâm tẩm và ligin. Nước thải sau khi luộc gỗ thường có nồng độ ô nhiễm cao. Trong nước thải sau khi luộc gỗ bị nhiễm các mạt cưa và mùn gỗ nên lượng cặn cũng khá cao.
  • Phun sơn: sử dụng buồng hấp thụ màng nước để giữ lại bụi sơn. Một phần các hơi dung môi, làm đặc điểm của nước thải sản xuất là nhiễm các hơi dung môi, chứa nhiều bụi sơn, màng dầu... Đặc trưng của dạng ô nhiễm nhẹ nên dễ xử lý.
  • Quá trình sinh hoạt của công nhân viên như ăn uống, vệ sinh.

>> Xem thêm: 2 Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Chi Phí Thấp

Đặc điểm, tính chất, thành phần của nước thải chế biến gỗ

Nước thải phát sinh từ các nguồn khác nhau sẽ có tính chất, đặc điểm khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Nước thải sinh hoạt: nước thải từ khu nhà vệ sinh có chứa các thành phần cặn, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, vi sinh vật gây bệnh...
  • Nước thải sản xuất: do phát sinh từ quá trình rửa sơn nên hàm lượng SS, COD ở trong nước thải rất cao, chứa nhiều dung môi...

Giải pháp xử lý nước thải ngành chế biến gỗ

Bên cạnh việc nâng cao công nghệ sản xuất để giảm thiểu lượng nước thải, xử lý nước là việc bắt buộc cần thực hiện tại các cơ sở chế biến gỗ. Một hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố. Trong đó không thể thiếu phương pháp đơn giản, tiết kiệm chi phí như: xử lý lý hoá, xử lý vi sinh.

Giải Pháp Xử Lý Nước Thải Ngành Chế Biến Gỗ
Bể lắng đầu vào nhằm tách các cặn sơn lẫn theo dòng nước

Bể lắng đầu vào

Bể lắng đầu vào nhằm tách các cặn sơn lẫn theo dòng nước. Điều này giúp giảm tải cho hệ thống xử lý nước thải sơn gỗ phía sau. Bể lắng này hoạt động theo nguyên tắc lắng trọng lực trong môi trường tĩnh. Chiều cao bể lắng >4m và đáy bể phải xây gốc vát hình nón. Đáy bể có chứa bơm cặn lắng.

Bể điều hoà

Nhiệm vụ của bể điều hoà là nơi tập trung và xáo trộn nước thải từ nhiều nguồn khác nhau. Đồng thời, có chức năng lưu trữ nước cho hệ thống hoạt động liên tục. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ cấp khí liên tục giúp giảm và đuổi hơi dung môi hoà tan ra khỏi nước thải, giảm chất hữu cơ.

Bể keo tụ

Để nâng cao hiệu quả xử lý của quá trình keo tụ nước thải cần phải chỉnh pH trong nước thải về mức cho phép. Tại bể keo tụ được lắp máy khuấy trộn với cường độ quay 120 vòng/phut nhằm xáo trộn hoàn toàn hoá chất keo tụ với dòng nước thải. Do có các hoá chất keo tụ mà các bông cặn ô nhiễm hình thành kết dính với nhau tạo thành những bông cặn lớn. Hỗn hợp chất keo tụ và nước thải được tự chảy qua bể tạo bông để hình thành những bông có kích thước lớn hơn.

Bể tạo bông

Đây là nơi giúp các bông keo tụ và chất ô nhiễm va chạm với nhau. Tạo thành các bông kích thước lớn hơn và khối lượng riêng nặng để thuận tiện cho quá trinh lắng phía sau. Nước sau bể tạo bông được chảy thẳng qua bể lắng để tiếp tục quá trình lắng trọng lực.

Bể lắng hoá lý

Bể lắng hoá lý có nhiệm vụ tách các bông cặn ô nhiễm. Nước được bể lắng được chảy sang cụm bể kỵ khí UASB. Còn lượng bông cặn ô nhiễm được bơm định kỳ về bể tách bùn.

Bể sinh học UASB

COD sau quá trình keo tụ còn dao động 2000mg/l, BOD khoảng 1300mg/l. Với nồng độ này, nước thải được đưa vào bể sinh học UASB tải trọng cao nhằm giảm lượng BOD, COD trước khi vào bể sinh học Anoxic và Aeroatnk.

Bể sinh học hiếu khí Anoxic

Bể xử lý sinh học hiếu khí Anoxic bằng bùn hoạt tính. Bể này có tác dụng loại bỏ các chất ô nhiễm còn lại.

Bể lắng II

Bể này hoạt động tương tự như bể lắng hoá lý. Nước sau bể lắng được chảy sang bể khử trùng để tiếp tục giai đoạn xử lý tiếp theo. Lượng bông bùn vi sinh được lắng xuống đáy bể và bơm định kỳ về bể tách bùn. Một phần tuần hoàn về bể sinh học UASB để tiếp tục chu trình xử lý.

Bể khử trùng

Bể khử trùng tiếp nhận nước thải từ bể lắng sau khi tách các bông bùn vi sinh. Nhiệm vụ của bể là loại bỏ toàn bộ vi sinh vật gây bệnh có lẫn theo dòng nước thải đại diện là chỉ tiêu coliform.

>> Xem thêm: Quy Trình Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Sản Xuất Đồ Uống

Cột lọc áp lực

Cột lọc áp lực có tác dụng loại bỏ lượng cặn nhẹ lơ lửng. Cột lọc có chứa nhiều vật liệu lọc như sỏi lọc, than lọc, cát lọc, đá lọc... Nước sau cột lọc áp lực gần như đã đạt tiêu chuẩn xả thải.

Green Water chính là địa chỉ đáng tin cậy cho các doanh nghiệp cần xử lý nước thải. Chúng tôi không chỉ đưa ra những giải pháp thiết kế xử lý nước thải mà còn cung cấp đầy đủ các loại hoá chất xử lý nước thải, các dịch vụ về nhân công vận hành hệ thống thường xuyên. Đảm bảo quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm để tập trung vào sản xuất.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments