Tin tức

Hệ Thống Xử Lý Nước Nhiễm Mặn Nước Lợ Hiệu Quả Tối Ưu

December 13 2022
273 lượt xem

Ngày nay, vì sự thay đổi khí hậu nên mạch nước ngầm và nước trên bề mặt đang ngày càng bị xâm biển nên tỉ lệ nước nhiễm mặn nước lợ ngày càng cao và đáng báo động. Điều này ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội và sinh hoạt hằng ngày của con người. Vậy làm như thế nào để xử lý nước nhiễm mặn nước lợ thành nước ngọt?

Nước nhiễm mặn, nước lợ là gì?

Hệ Thống Xử Lý Nước Nhiễm Mặn Nước Lợ Hiệu Quả Tối Ưu
Nước nhiễm mặn hay còn gọi là nước lợ

Nước nhiễm mặn hay còn gọi là nước lợ là nguồn nước có hàm lượng muối hoàn tan vượt quá quy định. Do đó, nguồn nước có vị mặn hoặc lợ. Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng nước nhiễm mặn là do quá trình xâm nhập của nước biển đi sâu vào trong đất liền. Vì vậy, khiến cho nguồn nước ngầm ở các cửa sông, ao, hồ, suối... bị nhiễm mặn.

>> Xem thêm: Cách Kiểm Tra Nguồn Nước Sinh Hoạt Có Sạch Hay Không?

Tại sao phải xử lý nước nhiễm mặn, nước lợ

Nước nhiễm mặn gây nhiều tác động xấu đến cuộc sống. Cụ thể, như sau:

Đối với con người

Nếu thường xuyên sử dụng nước nhiễm mặn, nước lợ để sinh hoạt hay tắm rửa, vệ sinh sẽ gây ra các bệnh về da như viêm da, mụn nhọt, ghẻ lở.

Khi uống nước nhiễm sẽ hút hết nước ở các tế bào, gây tình trạng mất nước và teo tế bào. Các tế bào bị chết đi, đồng nghĩa với hàng rào ngăn chặn vi khuẩn sẽ mất. Lúc đó vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra các bệnh lý về tiêu hoá như nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy cấp...

Bên cạnh đó, nước lợ còn làm suy giảm các chức năng đề kháng. Làm tăng cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh như nhiễm trùng, suy gan, suy thận... Đặc biệt, nước lợ còn gây ra các bệnh về mắt và viêm nhiễm bệnh về phụ khoa ở phụ nữ.

Nông nghiệp - Công nghiệp

Nước nhiễm mặn khiến đất đai bị cằn cỗi, gây mất mùa, không thể trồng trọt, hay sinh hoạt được. Ảnh hưởng tiêu cực tới những hoạt động kinh tế với đời sống của người dân khu vực.

Nước lợ sẽ làm rỉ, sét và ăn mòn đồ đạc, phá hoạt các thiết bị, đồ dùng trong nhà. Đặc biệt, các thiết bị làm bằng kim loại. Bởi, vì muối các tác dụng với kim loại, khiến kim loại đó bị ăn mòn và phân huỷ. Các thiết bị dễ bị ảnh hưởng như: các ống dẫn nước, ấm nước, bình nóng lạnh...

Xử lý nước nhiễm mặn nước lợ đạt chuẩn sử dụng cho sinh hoạt

Dưới đây, là 3 phương pháp lọc sạch nguồn nước. Đảm bảo nguồn nước tinh khiết, bảo vệ sức khoẻ người dùng.

Phương pháp chưng cất nhiệt

Đây là một phương pháp được áp dụng nhiều trong dân gian. Cơ chế của phương pháp này chính là đun nước nóng tới điểm sôi để chuyển thành dạng hơi. Sau đó, ngưng tụ lại thành nước tinh khiết. Ưu điểm của phương pháp này là có thể xử lý mọi loại nước lợ với nhiều mức độ khác nhau. Đồng thời, nó cũng tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là tốn nhiều thời gian, nhiên liệu. Thậm chí, hiệu quả không cao. Không đảm bảo nguồn nước được lọc sạch hoàn toàn.

Phương pháp trao đổi ion

Khử muối bằng phương pháp trao đổi ion tức là lọc nước qua bể lọc hoặc cột lọc. Tại bể có chứa các hạt nhựa ion hoạt tính. Khi lọc nước qua bể lọc H-Cationit, do kết quả trao đổi các cation của muối hoà tan trong nước với các ion H+ của hạt cation. Các muối hoàn tan trong nước biến thành các axit tương ứng.

Khi lọc tiếp, nước đã được khử cation ở bể H-Cationit, qua bể lọc OH-anionit. Các hạt anionit sẽ hấp thụ từ nước của các axit mạnh như Cl-, SO42-. Khí cacbonic được khử ra khỏi nước bằng cách làm thoáng trước khi cho vào bể OH-anionit. Đồng thời, chúng nhả vào nước một số lượng tương đương anion OH-.

Ưu điểm của phương pháp này là chúng ta có thể sục rửa và hoàn nguyên. Đảm bảo nguồn nước đầu ra đạt tiêu chuẩn cao nhất. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp xử lý nước mặn, nước lợ là chi phí khá cao và khó vận hành.

>> Xem thêm: Các Cách Xử Lý Nước Giếng Khoan Bị Đục Hoàn Toàn

Phương pháp thấm thấu ngược RO

Hệ Thống Xử Lý Nước Nhiễm Mặn Nước Lợ Hiệu Quả Tối Ưu
Thẩm thấu ngược RO là phương pháp xử lý nước nhiễm mặn nước lợ hiệu quả

Thực chất phương pháp này là lọc nước qua màng RO. Màng chỉ nước đi qua còn các ion của muối hoàn tan trong nước được giữa lại. Để lọc nước qua màng này phải tạp ra áp lực dư ngược và hướng di chuyển nước bằng thẩm thấu. Cụ thể, tạo áp lực dư trong nước cao hơn áp lực thẩm thấu. Nước đã được lọc qua màng không trở lại dung dịch muối do quá trình thẩm thấu. Phương pháp lọc thấm thẩu ngược có thể xử lý hầu hết các loại nước.

Màng RO có thể làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau: CelluloseAcecate,Aromatic Polyamide,Polymide hoặc màng TFC có những lỗ nhỏ tới 0.001 micron. Tất cả các loại màn này đều chịu được áp suất cao nhưng khả năng chịu pH khác nhau.

Vật liệu và cấu trúc ưu việt nên hiệu suất thấm nước qua màng RO cao hơn so với công nghệ cũ. Điều này giúp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí cho người sử dụng. Đặc biệt, đảm bảo nguồn nước sạch 99,9% bảo vệ sức khoẻ người dùng.

Kết luận

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở các vật liệu lọc. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo uy tín, chất lượng. Nếu bạn vẫn đang tìm một địa chỉ mua vật liệu lọc, máy lọc  nước uy tín thì đừng quên tìm đến Green Water nhé! Tại Green Water, bạn có thể được hỗ trợ giải đáp tận tình về các giải pháp lọc nước. Hãy liên hệ ngay để bảo vệ gia đình bạn ngay từ hôm nay!

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments
call