Tin tức

Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Cấp 3 Tối Ưu Chi Phí

March 05 2022
495 lượt xem

Với các công ty, nhà máy thì xử lý nước thải luôn là vấn đề đau đầu. Để nhà máy hoạt động đúng quy định pháp luật, không gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng, sử dụng hệ thống xử lý nước thải cấp 3 được nhiều đơn vị cân nhắc. Đây hiện là phương pháp xử lý đơn giản nhưng hiệu quả mang lại cao, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí.

Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Cấp 3 Tối Ưu Chi Phí
Hệ thống xử lý nước thải cấp 3 tối ưu chi phí

Hệ thống xử lý nước thải cấp 3 có tốt không?

Hệ thống xử lý nước thải 3 cấp sẽ trải qua 3 quá trình xử lý bao gồm quy trình lọc, hấp phụ và trao đổi ion. Một số ưu điểm của hệ thống phải kể đến như:

  • Loại bỏ được các mảnh hữu cơ nhỏ trong nước thải, xử lý triệt để chất thải hữu cơ hơn.
  • Xử lý tốt được các chất thải chứa màu công nghiệp.
  • Xử lý hiệu quả với nước thải có hàm lượng COD cao.
  • Vận hành đơn giản.
  • Tiết kiệm chi phí nhờ khả năng tái sinh vật liệu xử lý.

>> Xem thêm: 7 Yếu Tố Cần Quan Tâm Để Vận Hành Bể Aerotank Hiệu Quả

Quy trình xử lý nước thải cấp 3 tối ưu chi phí

Hệ thống xử lý nước thải cấp 3 sẽ lần lượt trải qua quy trình lọc, hấp phụ và trao đổi ion. Quá trình xử lý sẽ diễn ra như sau:

Lọc

Quá trình lọc sẽ giúp loại bỏ các chất rắn lơ lửng và các bông cặn sinh ra từ quá trình keo tụ hoặc tạo bông cặn. Bể lọc còn giúp khử bớt nước của bùn lấy ra từ các bể lắng. Từ đó gia tăng hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải và giảm các sự cố cho các thiết bị xử lý về sau.

Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Cấp 3 Tối Ưu Chi Phí
Quá trình lọc giúp tăng hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm và giảm các sự cố cho các thiết bị xử lý

Quá trình lọc dựa trên nguyên tắc thẩm thấu đơn giản. Khi nước thải đi qua một lớp vật liệu có lổ rỗng (màng chắn, song chắn) các chất rắn có kích thước lớn hơn các lổ rỗng sẽ bị giữ lại. Có nhiều loại bể lọc khác nhau. Nhưng có rất ít có loại có thể sử dụng tốt cho quá trình xử lý nước thải. Có hai loại thường sử dụng nhất trong quá trình xử lý nước thải là bề lọc cát và trống quay.

Hấp phụ

Sau khi được lọc bỏ các vật cản kích thước lớn, nước thải sẽ được xử lý hấp phụ. Quá trình hấp phụ thường được dùng để loại bỏ các mảnh hữu cơ nhỏ trong nước thải công nghiệp. Đây là ưu điểm mà các hệ thống xử lý sinh học khó có thể làm được.

Nguyên tắc xử lý của quá trình hấp phụ là giữ lại các chất rắn hòa tan. Cụ thể, bề mặt của các chất rắn (sử dụng làm chất hấp phụ) khi tiếp xúc với nước thải sẽ giữ lại các chất hòa tan trong nước thải trên bề mặt của nó. Các chất hấp phụ thường có nhiều kết cấu rỗng trên bề mặt. Càng nhiều vị trí trống thì khả năng hấp thụ càng lớn.

Hiện nay, chất hấp phụ thường được sử dụng là than hoạt tính (dạng hạt). Tùy theo đặc tính của nước thải người ta sẽ lựa chọn loại than hoạt tính phù hợp tương ứng. Quá trình hấp phụ có hiệu quả cao trong việc khử COD, khử màu. Than hoạt tính sau một thời gian sử dụng sẽ bảo hòa và mất khả năng hấp phụ. Để tái sinh, nhà vận hàng cần sử dụng các biện pháp tách các chất bị hấp phụ ra khỏi than hoạt tính. Một số biện pháp thường được dùng như nhiệt, hơi nước, acid, base, dung môi, oxy hóa hóa học.

>> Xem thêm: 7 Nguyên Nhân Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Không Hoạt Động Và Cách Xử Lý

Trao đổi ion

Các ion trái dấu thì hút nhau, cùng dấu thì đẩy nhau. Quá trình trao đổi ion là quá trình ứng dụng nguyên tắc này. Sự thuận nghịch của chất rắn và chất lỏng sẽ giúp loại bỏ các chất độc hại mà không làm thay đổi cấu trúc của nước. Các cation sẽ trao đổi với ion hydrogen hay sodium. Các anion sẽ trao đổi với ion hydroxyl của nhựa trao đổi ion.

Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Cấp 3 Tối Ưu Chi Phí
Mô hình mô phỏng cách thức trao đổi ion trong xử lý nước thải

Thực tế, các hạt nhựa trao đổi ion là các hợp chất tổng hợp. Nó là các chất hữu cơ hoặc vô cơ cao phân tử với kết cấu 3 chiều và có lổ rỗng liên kết với các nhóm chức. Người ta sẽ cho hợp chất này phản ứng với các hóa chất chứa nhóm chức thích hợp để tách ion.

Khả năng trao đổi ion (khả năng làm sạch nước thải) được tính bằng số nhóm chức trên một đơn vị trọng lượng của nhựa trao đổi ion. Hoạt động và hiệu quả kinh tế của phương pháp này phụ thuộc vào khả năng trao đổi ion và lượng chất tái sinh cần sử dụng của loại vật liệu sử dụng. Nước thải được cho chảy qua nhựa trao đổi ion cho tới khi được loại bỏ hết các chất ô nhiễm.

Khi nhựa trao đổi ion đã hết khả năng trao đổi ion, nó sẽ được tái sinh lại để tiết kiệm chi phí.Mỗi loại sẽ có một chất tái sinh thích hợp. Sau quá trình tái sinh, các chất tái sinh sẽ được rửa đi bằng nước. Nhựa tái sinh lại tiếp tục trao đổi ion làm sạch nước thải cho chu trình kế tiếp.

Tổng kết

Nước thải sau khi xử lý với hệ thống xử lý nước thải cấp 3 sẽ được loại bỏ các chất ô nhiễm. Nồng độ các chất ô nhiễm được đưa về mức đạt chuẩn để xả thải ra môi trường. Phương pháp này có khả năng tái tạo nên rất tiết kiệm về chi phí cho các đơn vị. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp giải pháp xử lý nước thải uy tín, chất lượng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments
call