Với hàng loạt cơ sở thí nghiệm, nước thải thí nghiệm thường được xả thẳng ra cống rãnh hoặc đường cống thoát nước tập thể. Quá trình kiểm soát và quản lý nguồn nước gây khá nhiều khó khăn đối với cơ quan ban ngành. Vì vậy xây dựng và lắp đặt - thi công hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm là điều tất yếu không thể thiếu.
Nguồn gốc nước thải phòng thí nghiệm
Nước thải từ hoạt động thí nghiệm
Nước thải sinh hoạt của công nhân, nhân viên
Nước thải từ khu vực căn tin, nấu ăn
Nước thải từ quá trình tẩy rửa, vệ sinh thiết bị
Thành phần
Nước thải phòng thí nghiệm gồm vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh và mang mầm bệnh khác nhau.
Đặc thù khi xử lý nước thải phòng thí nghiệm cần chú ý đặc biệt đến các hóa chất tham gia các phản ứng, gồm:
Hóa chất dư thừa
Các chất hoá học được sử dụng trong các thí nghiệm; có thể còn lại trong nước thải. Cần được loại bỏ hoặc xử lý một cách an toàn để không gây ô nhiễm môi trường.
Chất độc hại
Nước thải từ các phòng thí nghiệm thường chứa các hợp chất độc hại như kim loại nặng, chất oxy hóa mạnh
Các chất phản ứng chưa hoàn toàn
Đôi khi, các phản ứng hóa học không hoàn toàn và tạo ra các sản phẩm phụ không mong muốn. Cần đảm bảo rằng các chất này được loại bỏ hoặc xử lý hiệu quả để ngăn chặn sự ô nhiễm và nguy hiểm.
Chất biến đổi sinh học
Nếu các loại vi khuẩn hoặc vi sinh vật được sử dụng trong các thí nghiệm. Cần xử lý nước thải một cách cẩn thận để ngăn chặn sự phát triển không mong muốn của chúng sau khi nước được xả ra.
Nước thải từ phòng thí nghiệm có đặc điểm dễ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các hóa chất độc hại thường được sử dụng trong các thí nghiệm. Sự tiếp xúc lâu dài có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe; hệ sinh thái tự nhiên xung quanh. Việc xử lý nước thải từ phòng thí nghiệm tại các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám, cũng như các trường đại học và cao đẳng, nơi sử dụng hóa chất trong giảng dạy, cần thu gom và xử lý sơ bộ trước khi xả ra môi trường.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải phòng thí nghiệm
Thu gom và cản rác
Nước thải từ nguồn phát sinh được hướng về hố thu gom tập trung. Tại đây, được sử dụng song chắn rác để loại bỏ các chất rắn lớn.
Bể điều hòa
Nước thải từ phòng thí nghiệm được dẫn vào bể điều hòa để tiến hành xử lý. Hệ thống cung cấp khí liên tục nhằm điều chỉnh nồng độ và lưu lượng nước. Do nồng độ axit hoặc bazơ trong nước thải từ các phòng thí nghiệm khác nhau, việc điều hòa nồng độ là cần thiết.
Phương pháp Ozone hóa
Sử dụng oxy hóa O3 với sự hỗ trợ của H2O2 (gọi là Perozone). Quá trình này tạo ra gốc OH- có tính khử mạnh, giúp loại bỏ hàm lượng BOD5, COD đến 90%, cũng như loại bỏ hàm lượng TSS, Coliform đến 95%... Quá trình Ozone hóa kết hợp với các gốc OH- tăng khả năng khử hiệu quả các chất hữu cơ trong nước. Liều lượng xử lý nước thải từ phòng thí nghiệm tăng lên khi H2O2 phản ứng trực tiếp với Ozone. Các chất xúc tác tham gia quá trình Ozone hóa bao gồm: OH-, Fe2+, và A/3+.
Quá trình keo tụ - tạo bông
Nước thải tiếp tục đi qua bể keo tụ - tạo bông, trong đó hóa chất PAC được thêm vào để liên kết các chất cặn và các hạt keo lại với nhau, tạo thành những hạt bông cặn có kích thước lớn hơn. Sau đó, nước thải được bơm qua bể lắng 1 để lắng các hạt bông cặn đã được hình thành trước đó. Phần bùn lắng sau đó sẽ được chuyển đến bể chứa bùn để xử lý nước thải.
Bể xử lý sinh học thiếu khí
Quá trình xử lý nước thải phòng thí nghiệm bằng phương pháp sinh học diễn ra tại bể xử lý sinh học thiếu khí, nơi có sự tham gia của các vi sinh vật (VSV) thiếu khí tồn tại trong môi trường không có oxy. Để tăng hiệu suất quá trình, nước thải tiếp tục đi qua bể thiếu khí được cung cấp oxy liên tục thông qua máy thổi khí, giúp VSV thiếu khí phân hủy và hấp thụ các hợp chất hữu cơ cũng như các chất khoáng khác làm thức ăn và chất dinh dưỡng, từ đó tăng sinh khối và tái tạo tế bào mới.
Bể khử trùng
Nước sạch đi qua lỗ lọc và tràn sang bể khử trùng. Thêm hóa chất khử trùng như Chorine hoặc NaOCl để khử hoàn toàn vi khuẩn, sinh vật gây bệnh còn sót lại mà các giai đoạn trước chưa xử lý triệt để. Nước thải sau xử lý phải đạt chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT.
>> Xem thêm: Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Thế Nào Là Đạt Tiêu Chuẩn?
Những lưu ý khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm
Để một hệ thống tốt, đơn vị xây dựng cần tính toán, thiết kế chuẩn và tối ưu trong từng khâu. Có những điểm cần lưu ý sau:
Khi thiết kế hệ thống, cần quan tâm đến cấu trúc và vật liệu xây dựng; đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật trong bản vẽ thiết kế.
Hệ thống cần được đặt trong khu vực được bảo vệ bằng hàng rào.
Thiết kế các công trình của hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm phải tuân thủ các yêu cầu về an toàn cháy nổ và lối thoát hiểm.
Khi tính toán cấu trúc và móng, cần giảm thiểu tối đa hiện tượng lún không đều và đề xuất giải pháp kết cấu chống đẩy nổi. Các hạng mục công trình cần được kết hợp để tạo thành một hệ thống dễ quản lý và giảm diện tích mặt bằng
>> Xem thêm: Tất Tần Tật Về Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Phòng Thí Nghiệm
Kết luận
Trải qua quá trình 20 năm hoạt động, Green đã tạo dựng và chăm sóc một hệ thống khách hàng lớn và vô cùng quý báu. Đó là những công ty có uy tín cao trong ngành công nghiệp xi măng, nhiệt điện, luyện kim,… các tập đoàn và doanh nghiệp lớn, các cơ sở xây dựng lớn thuộc tư nhân và nhà nước. Công ty có đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, rất năng động và nhiệt huyết, cùng với dịch vụ hậu mãi và quy trình chăm sóc khách hàng cẩn thận, chi tiết, chúng tôi mang tới cho khách hàng sự tận tâm, chu đáo và chuyên nghiệp. Hãy liên hệ với Green Water để có những biện pháp xử lý nước thải tối ưu nhất.
Thông tin liên hệ :
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh