Hiện nay phần lớn các phòng khám chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế hoặc các vấn đê xử lý lưu lượng nước thải chỉ đạt mức sơ bộ không đảm bảo tiêu chuẩn. Do đó, nước sả thải này đang gây ô nhiễm môi trường đến mức báo động. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn hệ thống xử lý nước thải y tế an toàn mà hiệu quả cao.
Nguồn gốc tạo ra các nước thải tại các phòng khám, bệnh biện đến từ rất nhiều các nguồn khác nhau. Chúng được phân chia thành 2 nguồn chính:
Dạng nước thải sinh hoạt: Là các dạng nước thải từ các hoạt động vệ sinh của bác sĩ, nhân viên như tắm rửa, giặt giũ tại các bệnh viện, phòng khám.
Các nguồn nước thải trên đều khá nguy hiểm. Tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh khá lớn. Tốc độ lây nhiễm cũng khá cao. Do vậy, các chất thải cần nên được xử lý hoàn toàn. Đảm bảo an toàn cho các bệnh nhân cũng như nhân viên bác sĩ, y tế.
>> Xem thêm: Lọc Nước Giếng Khoan Nhiễm Sắt Đơn Giản Và Hiệu Quả
Thông thường hệ thống xử lý nước thải y tế đều sử dụng các phương pháp thu gom kết hợp xử lý nước thải hoá học, sinh học và vật lý. Tuỳ thuộc vào lưu lượng, quy chuẩn khả năng công nghệ và kinh phí xây dựng mà sẽ có những giải pháp xử lý khác nhau. Dưới đây là thông tin về các phương pháp xử lý nước thải y tế thông dụng nhất.
Phương pháp này áp dụng với lớp vậy liệu đệm sinh học để phân tích nước thải thành nhiều phần nhỏ. Sau đó, sẽ được lọc bỏ hoàn toàn các hợp chất hữu cơ dưới tác động của vi sinh vật hiếu khí. Toàn bộ quy trình này được diễn ra tại môi trường khép kín. Không cần sử dụng đến máy bơm sục.
Phương pháp này thường xuyên được sử dụng cho nước thải sản sinh ra từ trường học, trạm y tế, bệnh viện. Hay các phòng khám nói chung, thích hợp với các loại nước thải y tế có nồng độ ô nhiễm ở mức độ trung bình.
Phương pháp này mang lại hiệu quả xử lý tối ưu. Ngoài ra, hệ thống này còn dễ lắp đặt, thi công, dễ dàng vận hành. Hệ thống ít gây ra tiếng ồn hao tốn ít điện năng và không cần cấp khí cưỡng bức.
Phương pháp này áp dụng chuyên cho nước thải có thành phần Amoni và hữu cơ cao. Ưu điểm của phương pháp này đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên để vận hành được phương pháp này cần phải có bể hiếu khí, máy bơm sục khí và bể lắng.
Chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống áp dụng phương pháp bùn hoạt tính khá thấp. Tuy nhiên chi phí vận hành lại cao. Bao gồm các chi phí đào tạo nhân viên vận hành.
Áp dụng các phương pháy với các trung tâm y tế tiết kiệm được một khoản ngân sách khá lớn cho chi phí đầu tư ban đầu. Chi phí bảo dưỡng và vận hành cũng không cao. Bên cạnh đó, hiệu quả xử lý nước thải cũng tốt. Hiện trường thi công và vận hành của hệ thống cũng tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp và thân thiện với môi trường.
Công nghệ MBR là công nghệ mới. Xử lý được nhiều nước thải kết hợp giữa vi sinh xử lý giữa màng lọc và nước thải.
Trong bể sinh học được thiết kế có các tấm màng MBR. Tại bể này vi sinh vật phát triển nhờ được cấp khí. Phân hủy hoàn toàn các chất thải gây ô nhiễm. Sau đó nước trong sẽ được hút thông qua màng MBR. Vi sinh vật, bùn hoàn tính, chất ô nhiễm hoàn toàn bị giữ lại tại bề mặt màng. Sau đó, chỉ có nước sạch mới qua được màng. Phần bùn nằm lại trong bể và định kỳ tháo về bể chứa bùn.
Ưu điểm của công nghệ màng MBR trong xử lý nước thải y tế
Thiết kế theo công nghệ mbr tiết kiệm được nhiều khoảng không. Do nó không cần bể khử trùng và bể lắng. Vì vậy, nó thích hợp dùng cho những công trình nước thải có quy mô nhỏ và vừa. Đặc biệt là những nơi khó lắp đặt như trong phòng khám. Ngoài ra công nghệ này giúp quá trình kiểm soát và vận hành hệ thống xử lý nước thải phòng khám trở nên dễ dàng.
>> Xem thêm: Quy Trình Vận Hành Hệ Thống Lọc Nước Nhiễm Phèn Tốt Nhất
Nhược điểm công nghệ MBR trong xử lý nước thải y tế:
Thường xuyên phải vệ sinh tấm lọc để tấm lọc không bị tắc nghẽn. Trong xử lý nước thải bằng công nghệ màng lọc MBR, tấm lọc là cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy, chi phí để thay thế màng cũng khá cao. Do đó cần làm gì để tăng độ bền của màng lọc.
Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh