Hóa chất màng RO được ví như trái tim của máy lọc nước. Vệ sinh màng RO đúng cách không chỉ đảm bảo chất lượng nước mà còn kéo dài được tuổi thọ lõi lọc, nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng. Chính vì vậy, việc sử dụng hóa chất súc rửa màng RO là hết sức cần thiết. Và bài viết này, Green sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về màng lọc RO.
Hóa chất tẩy rửa màng Ro dùng để loại bỏ những cặn có tính kiềm và chất sa lắng dạng oxit kim loại trên lớp màng hay đường ống dẫn, kiểm soát giá trị pH của nước cấp nhằm hạn chế mối nguy hiểm từ cặn.
Cấu tạo của màng lọc RO
Điểm đặc biệt của công nghệ lọc RO chính là cấu tạo của màng lọc:
Phần màng lọc RO được cấu tạo bằng các chất liệu đặc biệt gọi là TFC (Thin Film Composite). Chúng được tạo thành các cụm màng lọc xếp chồng lên nhau; và cuộn lại theo hình xoắn ốc cuốn quanh ống dẫn nước trung tâm. Mỗi cụm gồm: lớp đệm, màng lọc và lớp thẩm thấu.
Ống dẫn nước trung tâm hay còn gọi là trục định tâm, giúp tập trung nước tinh khiết sau khi đã được lọc qua màng.
Toàn bộ bề mặt ngoài cùng là lớp màng bảo vệ bằng nhựa mỏng
Nguyên lý hoạt động của Màng lọc nước RO là: Màng lọc này hoạt động trên cơ chế chuyển động của các phần tử nước nhờ áp lực nén của máy bơm. Theo đó, máy bơm – bộ phận của máy lọc nước RO sẽ tạo lực mạnh giúp nước đi xuyên qua được các màng lọc. Từ đó, đẩy các thành phần hóa học, tạp chất, kim loại, ion kim loại, vi khuẩn, virus… có trong nước chuyển động văng ra vùng có áp lực thấp. Sau đó sẽ trôi theo dòng nước thải ra ngoài.
Có thể thấy, dòng nước đi vào màng lọc sẽ có áp lực rất lớn do được bơm từ máy bơm lên. Theo đó, nước chảy theo hướng xoắn ốc đi qua bề mặt màng lọc, nước sẽ bị văng xuống các tầng dưới và tập trung lại ở ống dẫn nước trung tâm (nước tinh khiết). Nhờ có lớp thẩm thấu được gắn ở giữa tấm lọc giúp nước chảy đều trên màng lọc.
Sau quá trình tạo ra nước sạch, tạp chất được giữ lại sẽ được hòa vào nước và đẩy ra bên ngoài.
>> Xem thêm: Nguyên Nhân Gây Ra Hiện Tượng Tắc Nghẽn Màng Lọc Và Cách Xử Lý
Trong công nghệ lọc nước đóng chai: màng R.O được sử dụng rất nhiều trong công nghệ làm nước tinh khiết, nước đóng chai….
Ứng dụng của màng R.O trong công nghiệp thực phẩm: được sử dụng nhiều trong các hệ thống tiền xử lý nước cho sản xuất. Đặc biệt các ngành công nghiệp thực phẩm đòi hỏi chất lượng nước cao: sản xuất nước giải khát; sản xuất bia rượu, sản xuất dược phẩm,…
Dấu hiệu cho thấy màng RO bị bám bẩn, cần phải tẩy cáu cặn:
Nước thành phẩm qua màng RO giảm 10 – 15%.
Tỉ lệ muối trong dòng thành phẩm bình thường qua màng tăng 5 – 10%.
Chênh áp suất (áp suất dòng nước vào trừ áp suất dòng thành phẩm) tăng 10 – 15%.
Áp suất của bơm tăng 10% – 15%.
Nếu các dấu hiệu trên diễn ra trong thời gian dài; việc tẩy rửa màng RO có thể không khôi phục được hiệu suất của màng RO. Ngoài ra, thời gian giữa các lần súc rửa màng RO trở nên ngắn hơn do màng RO sẽ hôi hoặc đóng cặn nhanh hơn.
Thông thường, nước cấp vào màng RO đã được xử lý qua các công đoạn lắng, lọc thô, xử lý vi sinh; lọc tinh nhưng dù sử dụng thiết bị lọc gì thì vẫn còn một lượng tạp chất đi vào màng RO.
Màng RO là thiết bị lọc thẩm thấu ngược, có kích thước mao quản rất nhỏ nhưng các chất bẩn, vi sinh… Có kích thước lớn hơn mao quản RO thì đều bị giữ lại. Chính vì lý do đó mà sau một thời gian hoạt động thì các tạp chất sẽ lấp đầy lỗ mao quản, gây nghẹt; tăng áp và giảm lưu lượng nước. Do đó, cần phải vệ sinh để loại bỏ các tạp chất ra khỏi màng RO.
Tạp chất gây tắc nghẽn màng RO thông thường là cáu cặn và vi sinh
Vậy có loại hóa chất nào vừa tẩy cáu cặn lại có thể tẩy vi sinh? Trên thị trường Chúng tôi chưa thấy có loại hóa chất nào có đáp ứng 2 công dụng này
Nếu sử dụng hóa chất tẩy riêng biệt (tẩy cáu cặn hoặc tẩy vi sinh) thì sử dụng hóa chất tẩy nào trước?
Bước 1: Tẩy vi sinh bằng hóa chất tẩy có tính kiềm (không phải kiềm)
Bước 2: Tẩy cáu cặn bằng hóa chất tẩy có tính axit (không phải axit)
Đường ống lắp đặt nên sử dụng đường ống mềm để dễ thao tác
Trong suốt quá trình tẩy rửa cần kiểm tra nồng độ hóa chất tẩy để biết hiệu quả tẩy; và tuân thủ theo các thông số của nhà sản xuất như pH, nhiệt độ, tốc độ dòng chảy, chênh lệch áp suất…
Không sử dụng hóa chất tẩy có tính axit để tẩy cáu cặn trước vì nếu trong màng RO có vi sinh thì hóa chất tẩy có tính axit sẽ phản ứng với màng vi sinh tạo lớp màng rất cứng làm cho màng RO bị tắc nghẽn còn nghiêm trọng hơn.
Sau khi kết thúc mỗi giai đoạn tẩy cần vệ sinh sạch hóa chất tẩy rửa bằng nước sạch không chứa hóa chất clo.
Hóa chất màng lọc RO với công nghệ lọc thẩm thấu ngược với công suất lọc lớn. Do đó, các tạp chất có thể bám vào. Nếu không vệ sinh màng lọc thường xuyên có thể sẽ gây ra hậu quả sau:
Tắc lõi lọc
Nước có cặn và có vị lạ
Nước có vẩn, không trong
Nước không chảy hoặc chảy ít
Bơm áp bị nóng hoặc cháy do hoạt động liên tục không ngừng
Khe lọc biến dạng không loại bỏ được tạp chất độc hại
Tuổi thọ lõi lọc giảm và tốn nhiều chi phí thay thế lõi lọc.
Vậy nên, hãy sử dụng hóa chất súc rửa màng lọc Ro khi màng RO có dấu hiệu bám bẩn để giảm mọi rủi ro có thể xảy ra.
>> Xem thêm: Một Số Loại Hóa Chất Xử Lý Nước Thải Phổ Biến
Hóa chất màng lọc RO đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất và tuổi thọ của hệ thống lọc. Chúng giúp loại bỏ cặn bẩn, vi sinh vật, và các tạp chất khác, đồng thời ngăn ngừa sự tắc nghẽn và hư hỏng màng lọc. Sử dụng đúng loại và liều lượng hóa chất là cần thiết để đảm bảo quá trình lọc diễn ra hiệu quả và ổn định.
Thông tin liên hệ :
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024 3514 8260
Hotline: 032 844 8880
Email: admin@greenwater.com.vn
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh
Hotline: 0931 112 900
Email: admin@greenwater.com.vn