Tin tức

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Xử Lý Nước Nhiễm Kim Loại Nặng

November 18 2022
498 lượt xem

Tình trạng nước nhiễm kim loại nặng khá phổ biến tại Việt Nam. Cùng Green Water đi tìm hiểu về tác hại, cách nhận biết cũng như cách xử lý nguồn nước nhiễm kim loại nặng trong bài viết sau đây.

Kim loại nặng là gì?

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Xử Lý Nước Nhiễm Kim Loại Nặng
Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3

Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3. Kim loại nặng có số nguyên tử cao và thường thể hiện tính kim loại ở nhiệt độ phòng. Kim loại nặng được chia làm 3 loại:

  • Các kim loại độc (Hg, Cr, Pb, Zn...)
  • Các kim loại quý (Pd, Pt, Au, Ag...)
  • Các kim loại phóng xạ (Th, Ra, Am...)

Ở dạng nguyên tố thì kim loại nặng không hề có hại. Tuy nhiên, khi tồn tại ở dạng ion thì kim loại nặng lại vô cùng độc hại cho sức khoẻ con người.

>> Xem thêm: Cách Chọn Lõi Lọc Nước Chính Xác Nhất

Tại sao kim loại nặng lại xuất hiện trong nước?

Nước bị nhiễm kim loại xuất phát từ hai nguyên nhân chính:

  • Do nước thải từ các hoạt động sản xuất của con người và chưa được xử lý. Hoặc nguồn nước xử lý chưa đạt yêu cầu đã xả thải thẳng ra môi trường. Khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm khiến cho các chất ô nhiễm thấm dần vào mạch nước ngầm. Do đó, nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng.
  • Do yếu tố tự nhiên, điều kiện thổ nhưỡng có chứa các kim loại nặng trong lòng đất.

Các kim loại nặng trong nước

Sắt (Fe)

Sắt tồn tại nhiều trong mạch nước ngầm ở Việt Nam. Chúng tồn tại dưới dạng Fe2+ khiến nước có mùi tanh. Khi được bơm lên khỏi mạch đất Fe2+ gặp oxy và chuyển hoá thành Fe3+ khiến nước có màu nâu đỏ.

Theo quy định, hàm lượng sắt trong nước phải nhỏ hơn 0.5 mg/l. Nếu vượt quá con số này, nước sẽ bị ô nhiễm sắt hay còn gọi là nhiễm phèn.

Mangan (Mn)

Mangan là kim loại nặng thường được phát hiện trong nước ngầm. Chúng tạo ra lớp cặn màu đen bám vào thành và đáy của các dụng cụ chứa nước. Theo quy định, hàm lượng mangan trong nước phải nhỏ hơn 0.5 mg/l.

Asen (As)

Asen tồn tại trong nước dưới dạng hữu cơ và vô cơ. Quy định về nồng độ của asen trong nước sạch phải nhỏ hơn 0.05 mg/l. Đối với nước uống lượng asen không vượt quá 0.01 mg/l.

Sử dụng nước chứa  Asen gây:

  • Ngộ độ asen ở người
  • Gây ưng thư và tăng sắc tố cơ thể
  • Nhiễm độc gan
  • Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Chì (Pb)

Chì xuất hiện trong nước chủ yếu do hiện tượng ăn mòn đường ống. Do nước thải công nghiệp từ các hoạt động sản xuất của con người. Theo quy định, lượng chì trong nước không vượt quá 0,01 mg/l.

Crom (Cr)

Đây là nguyên tố được xếp vào chất độc nhóm 1. Bởi, nó có khả năng gây ưng thư cho con người và vật nuôi. Ngoài ra, chúng còn gây loét dạ dày, ruột non, viêm gan, thận...

Cadimi (Cd)

Cadimi là kim loại thường có trong nước ngầm. Nước nhiễm cadimi do nước ngầm thấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau trong quá trình di chuyển. Theo quy định, cadimi phải dưới 0.003 mg/l.

Kẽm (Zn)

Nước nhiễm kẽm thường là nước mặt. Nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm là do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp sản xuất không được xử lý, thải trực tiếp ra môi trường. Lượng kẽm trong nước không vượt quá 3mg/l. Bởi, nó có tác hại:

  • Thiếu máu
  • Ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cơ bắp
  • Gây hại cho tế bào
  • Gây đau bụng

Đồng (Cu)

Đồng là kim loại nặng thường tìm thấy trong nước. Để đảm bảo an toàn lượng đồng trong nước phải nhỏ hơn 2mg/l. Sử dụng nước bị nhiễm kim loại đồng gây ra:

  • Độc tố cho tế bào
  • Kích thích niêm mạc và ăn mòn
  • Gây ức chế hệ thần kinh trung ương

Thuỷ ngân (Hg)

Thuỷ ngân tồn tại trong nước dưới dạng hợp chất. Bằng đường hô hấp, thấm qua da hoặc ăn uống thuỷ ngân đi vào cơ thể. Chúng phản ứng với axit amin chứa lưu huỳnh làm thay đổi lượng kali. Thay đổi cân bằng axit bazo của các mô. Từ đó, làm thiếu hụt năng lượng cung cấp cho tế bào thần kinh.

Molybden (Mo)

Molybden là kim loại nặng thường được phát hiện tại các nguồn nước gầm quanh khu vực thuốc nhuộm, gốm sứ, thuỷ tinh, hoá dầu... Theo quy định lượng molybden trong nước uống phải nhỏ hơn 0,07g/l.

Phương pháp xử lý nước nhiễm kim loại nặng

Đối với các hộ gia đình, để xử lý nước nhiễm kim loại nặng, bạn nên sử dụng các hệ thống lọc có khả năng loại bỏ kim loại khỏi nước.

Máy lọc nước RO

Máy lọc nước RO với công nghệ lọc thẩm thấu ngược, không chỉ có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong nước mà còn loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, tạp chất độc hại. Nước sau khi lọc là nước tinh khiết có thể uống trực tiếp.

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Xử Lý Nước Nhiễm Kim Loại Nặng
Máy lọc nước RO xử lý hoàn toàn nguồn nước nhiễm kim loại nặng

>> Xem thêm: Có Nên Sử Dụng Máy Lọc Nước Uống Trực Tiếp? Thông Tin Cần Biết Khi Mua?

Sử dụng các hệ thống lọc nước chuyên dụng

Các hệ thống này được thiết kế, sử dụng các vật liệu lọc chuyên dụng xử lý nước nhiễm kim loại hay các vấn đề khác có trong nước. Nước sau khi qua hệ thống đạt chuẩn nước sinh hoạt của bộ y tế.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở cung cấp máy lọc nước. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo uy tín, chất lượng. Nếu bạn vẫn đang tìm một địa chỉ mua máy lọc nước uy tín thì đừng quên tìm đến Green Water nhé! Tại Green Water, bạn có thể được hỗ trợ giải đáp tận tình về các giải pháp lọc nước. Hãy liên hệ ngay để bảo vệ gia đình bạn ngay từ hôm nay!

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments