Tin tức

Khí H2S Có Gây Hại Đến Môi Trường Không?

July 26 2024
1.214 lượt xem

Khí H2S là một chất độc nguy hiểm thường xuất hiện trong nhiều môi trường làm việc khác nhau. H2S có thể gây hại nghiêm trọng cho con người, động vật, thực vật và môi trường xung quanh. Vậy làm thế nào để nhận biết H2S và tác hại của nó ra sao? Mặc dù tồn tại ở nồng độ thấp, nó vẫn rất độc hại, thực sự là một mối nguy hiểm đáng lo ngại cho người lao động. Vậy cụ thể, khí H2S gây ra những tác hại gì? Cách nhận biết chúng và các biện pháp phòng tránh ngộ độc khí, ngạt khí như thế nào?

Khí H2S Có Gây Hại Đến Môi Trường Không?

Khí H2S là gì?

Hydrogen Sulfide là một loại khí thường được tìm thấy trong quá trình khoan và sản xuất dầu thô và khí tự nhiên, các hệ thống xử lý nước thải, các công trình tiện ích, cống rãnh và các bãi tập kết rác… Nó được tạo ra do vi sinh vật phân hủy các vật liệu hữu cơ trong điều kiện không có oxy. Không màu, dễ cháy, độc và ăn mòn, nó gây chú ý bởi mùi trứng thối đặc trưng của mình. Với độc tính tương tự như Carbon Monoxide (CO), ngăn cản quá trình hô hấp của tế bào; việc theo dõi và phát hiện sớm khí H2S có thể ngăn ngừa các tác hại mà nó gây ra.

Nguồn gốc của khí H2S

Hydrogen Sulfide được sản sinh từ nhiều nguồn khác nhau, đa số là từ hoạt động công nghiệp của con người và từ tự nhiên.

Khí H2S Có Gây Hại Đến Môi Trường Không?

Nguồn gốc tự nhiên

Khí H2S có nguồn gốc tự nhiên từ các quá trình địa chất như hoạt động của núi lửa, các vùng trũng bùn lầy và các hố ga. Khí H2S cũng được tạo ra bởi quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện thiếu oxy; chẳng hạn như trong lòng đất và các bãi rác.

Hoạt động của núi lửa là nguồn phát thải khí H2S lớn nhất trong tự nhiên. Khi núi lửa phun trào, các chất khí và hơi nước bị giải phóng ra ngoài; trong đó có khí H2S. Trong các vùng trũng bùn lầy, các chất hữu cơ bị phân hủy trong điều kiện thiếu oxy cũng tạo ra chúng, kéo theo những tác hại của khí này đến môi trường.

Nguồn gốc nhân tạo

Các hoạt động sản xuất khí đốt, khai thác dầu khí và luyện kim là những nguồn thải khí H2S lớn trong công nghiệp. Trong quá trình này, các chất hữu cơ bị phân hủy trong điều kiện thiếu oxy, tạo ra khí H2S.

Ngoài ra, trong một số lĩnh vực công nghiệp khác như sản xuất xenlulozo, sợi nhân tạo, chế biến bột giấy; công nghiệp thuộc da, sản xuất thuốc nhuộm và xử lý nước thải, lượng khí hydro sunfua phát ra cũng đáng kể.

Quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch trong điều kiện thiếu oxy cũng có thể tạo ra khí H2S. Nó được tạo ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch trong các lò đốt, động cơ đốt trong... là nguyên nhân gây ra những tác hại đến môi trường.

>> Xem thêm: Vi Sinh Trong Quá Trình Xử Lý Nước Thải

Tác hại của khí H2S đến sức khỏe con người

Tác hại đến khứu giác

Khí này sẽ là một mối đe dọa thầm lặng, thường không thể nhận biết bằng các giác quan của cơ thể. Hít thở là con đường chính dẫn đến tiếp xúc với Hydrogen Sulfide. Việc tiếp xúc với khí H2S có thể gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến khứu giác.

  • Tiếp xúc liên tục với lượng khí này ở mức thấp sẽ nhanh chóng làm mất khứu giác (khử mẫn cảm khứu giác).

  • Tiếp xúc với mức độ cao của khí này có thể làm chết khứu giác ngay lập tức.

Mặc dù mùi của khí H2S là một đặc điểm nhận biết, nhưng mùi này không phải là chỉ số đáng tin cậy để xác định sự hiện diện của nó hay để chỉ ra nồng độ của khí đang tăng lên. Do đó, việc chỉ dựa vào mùi trứng thối để nhận biết khí H2S là không đầy đủ; cần phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phân tích kỹ hơn.

Tác hại đến sức khỏe và các cơ quan bên trong cơ thể

Không chỉ ảnh hưởng đến khứu giác, tiếp xúc nhiều với khí H2S còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người:

  • Khí H2S gây kích ứng màng nhầy của cơ thể và đường hô hấp

  • Giảm khả năng chú ý và chức năng vận động

  • Tác động đến phổi

  • Gây huyết áp thấp, nhứt đầu, chán ăn, sụt cân

Tác hại đến các đồ dùng kim loại

Với tính chất nặng hơn không khí, chúng có xu hướng tích tụ ở những khu vực thấp của không gian thông gió kém. Trong điều kiện không khí ẩm, nó có thể tạo thành axit sunfuric; chất này có khả năng ăn mòn kim loại. Nó làm giảm độ bền của các thiết bị và dẫn đến hỏng hóc sớm.

Cách xử lý khí thải H2S

Khí H2S Có Gây Hại Đến Môi Trường Không?

Như chúng ta đã biết, những tác hại của H2S đến môi trường và con người rất nghiêm trọng. Để giải quyết những tác động xấu này, chúng ta có thể áp dụng nhiều phương pháp xử lý khí thải. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố lưu lượng khí thải; điều kiện kinh tế và các yêu cầu về môi trường. Dưới đây là một số phương pháp xử lý khí thải này phổ biến:

Xử lý bằng phương pháp hấp thụ

Phương pháp hấp thụ xử lý khí thải H2S là một trong những phương pháp phổ biến giúp cải thiện những tác hại của H2S đến môi trường và cả con người.

  • Dùng oxit sắt (Fe2O3)

Khí H2S sẽ được hấp phụ bởi Fe2O3 theo phản ứng sau:

Fe2O3 + 3H2S → Fe2S3 + 3H2O

Fe2S3 + 3O2 → Fe2O3 + 6S

  • Dùng than hoạt tính

Quá trình xử lý khí thải Hydro sunfua (H2S) bằng than hoạt tính xảy ra nhờ hiện tượng oxy hóa khí H2S trên bề mặt của than theo phản ứng:

H2S + 1/2O2 = H2O + S

  • Dùng amoniac

Xử lý khí thải chứa hydro sunfua bằng amoniac là một phương pháp phổ biến và đơn giản. Trong quá trình này, khí H2S tiếp xúc với dung dịch amoniac trong tháp hấp thụ, tạo ra sản phẩm phản ứng (NH4)2S theo công thức:

2NH3 + H2S = (NH4)2S

>> Xem thêm: Khí H2S Là Gì? Ảnh Hưởng Và Cách Giảm Lượng Khí H2S Trong Hầm Biogas

Kết luận

Trên đây, Green Water đã cung cấp cho bạn những thông tin về khí H2S gây hại đến môi trường cũng như con người. Loại khí độc này có thể gây ô nhiễm môi trường và gây ngộ độc cho người. Do đó, Green đã giới thiệu một số phương pháp xử lý loại khí độc nguy hiểm này. Hy vọng bài viết này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn. Xin chân thành cảm ơn!

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH GREEN

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 3514 8260

  • Hotline: 032 844 8880

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh

  • Hotline: 0931 112 900

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Comments