Hiện đại hóa ngày càng phát triển, nhu cầu xử lý nước thải đang trở thành vấn đề cấp thiết. Một hệ thống xử lý nước thải hiệu quả không thể thiếu các thiết bị phù hợp và hiện đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các thiết bị này. Trong bài viết, Green Water sẽ liệt kê những thiết bị xử lý nước thải thông dụng và đặc điểm nổi bật của chúng để bạn dễ dàng lựa chọn giải pháp phù hợp cho mình.
Thiết bị xử lý nước thải cơ học
Dưới đây là một số thiết bị cơ học phổ biến được sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải.
Song chắn rác
Đây là thiết bị cơ bản trong hệ thống xử lý nước thải. Chúng dùng để loại bỏ các vật thể lớn như rác thải, lá cây và các tạp chất rắn có kích thước lớn.
Song chắn rác giúp bảo vệ các thiết bị sau này. Nó giúp tránh tình trạng tắc nghẽn hoặc hư hỏng do các vật thể này gây ra. Tuy nhiên, chúng không thể xử lý các tạp chất nhỏ hoặc chất hữu cơ. Do đó, nó chỉ là bước đầu tiên trong quá trình xử lý.
Bể lắng
Chúng là thiết bị cơ học được sử dụng để tách các chất rắn lơ lửng trong nước thải. Các chất này sẽ tự động lắng xuống đáy bể khi nước thải được đưa vào. Đây là một phương pháp hiệu quả và đơn giản. Dù vậy, nó chỉ thích hợp với các chất rắn có mật độ lớn hơn nước. Chất hữu cơ hay hóa chất hòa tan trong nước sẽ không thể tách bỏ bằng phương pháp này.
Bể lọc
Nó dùng lớp vật liệu lọc (như cát, sỏi, than hoạt tính) để loại bỏ các tạp chất nhỏ hơn trong nước. Quá trình lọc giúp làm sạch nước thải bằng cách giữ lại các hạt rắn nhỏ không thể tách ra trong bể lắng. Tuy nhiên, chúng không hiệu quả trong việc loại bỏ các chất hòa tan hoặc các tạp chất hóa học.
>> Xem thêm: Tiêu Chí Và Lựa Chọn Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Quy Mô Nhỏ
Thiết bị hóa lý
Thiết bị hóa lý sử dụng các phương pháp hóa học và vật lý để xử lý các tạp chất trong nước thải.
Bể tuyển nổi (DAF)
Bể dùng bọt khí để tách các chất lơ lửng nhẹ hơn nước. Ví dụ như dầu mỡ hoặc các chất hữu cơ có mật độ thấp. Chúng rất hiệu quả trong việc xử lý nước thải chứa dầu mỡ, nhựa hoặc các chất béo. Lý do vì nó dễ nổi lên trên bề mặt nước. Tuy nhiên, bể cần phải sử dụng một lượng lớn khí và hóa chất để đạt hiệu quả tối ưu. Điều này có thể làm tăng chi phí vận hành.
Hệ thống keo tụ và tạo bông
Đây là phương pháp hóa lý dùng hóa chất để kết dính các hạt nhỏ và tạo thành bông lớn. Điều này giúp các hạt đó dễ dàng lắng xuống đáy bể. Chúng rất hiệu quả trong việc loại bỏ các chất rắn lơ lửng và các tạp chất khó lắng tự nhiên. Tuy nhiên, chi phí cho nó có thể khá cao và các hóa chất này cần phải được xử lý đúng cách sau khi sử dụng.
Thiết bị xử lý bằng than hoạt tính
Chúng có khả năng hấp thụ các hợp chất hữu cơ, hóa chất độc hại, và mùi hôi trong nước thải. Thiết bị này thường được dùng trong các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt hoặc công nghiệp. Điều này giúp loại bỏ các chất có mùi và các hợp chất hữu cơ khó phân hủy. Tuy nhiên, nó cần phải được thay thế hoặc tái sinh định kỳ. Nguyên nhân do khả năng hấp thụ của nó sẽ bị giảm dần theo thời gian.
Thiết bị xử lý nước thải sinh học
Để xử lý các chất hữu cơ có trong nước thải, phương pháp sinh học đóng vai trò rất quan trọng.
Bể hiếu khí (Aerotank)
Bể xử lý nước thải sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường có oxy. Vi sinh vật trong bể ăn các chất hữu cơ để chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vô hại. Ví dụ như khí CO₂ và nước. Phương pháp này thích hợp với nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Nơi chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy. Tuy nhiên, chúng cần một không gian lớn và thời gian vận hành khá dài.
Bể kỵ khí (UASB)
Chúng dùng vi sinh vật hoạt động trong môi trường không có oxy để phân hủy các chất hữu cơ. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả trong việc xử lý nước thải có lượng chất hữu cơ cao. Điển hình như nước thải từ các nhà máy thực phẩm. Dù vậy, bể cần thiết kế và vận hành phức tạp hơn và không thích hợp cho tất cả loại nước thải.
Hệ thống màng lọc sinh học (MBR)
MBR kết hợp xử lý sinh học với lọc màng để đạt hiệu quả cao trong việc loại bỏ chất hữu cơ và vi khuẩn. Hệ thống này giúp giảm thiểu không gian cần thiết cho quá trình xử lý. Đồng thời, nó tăng cường hiệu quả loại bỏ tạp chất. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu khá cao và các màng lọc cần phải được bảo trì định kỳ.
Thiết bị xử lý nâng cao
Đối với các trường hợp nước thải có mức độ ô nhiễm cao hoặc yêu cầu khắt khe về chất lượng nước sau xử lý, các thiết bị xử lý nâng cao là lựa chọn lý tưởng.
Hệ thống màng lọc (RO, UF)
Màng lọc thẩm thấu ngược (RO) và siêu lọc (UF) là những công nghệ tiên tiến giúp loại bỏ các tạp chất cực kỳ nhỏ. Chúng bao gồm vi khuẩn, vi rút, kim loại nặng, và các ion hòa tan. RO và UF có thể xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt có độ ô nhiễm cao. Chúng mang lại nước sau xử lý đạt chuẩn rất cao. Tuy nhiên, chi phí đầu tư và vận hành của hệ thống này rất lớn. Bên cạnh đó, việc bảo trì màng lọc cũng là một yếu tố cần lưu ý.
Thiết bị khử trùng bằng UV hoặc ozone
Tia UV hoặc ozone được dùng để tiêu diệt vi khuẩn, virus và các vi sinh vật gây hại trong nước. Thiết bị này rất hiệu quả trong việc xử lý vi sinh vật mà không cần sử dụng hóa chất. Dù thế, nó chỉ có thể xử lý nước đã qua các bước xử lý cơ bản. Chúng không thể loại bỏ các chất rắn hay hóa chất trong nước.
Công nghệ xử lý tiên tiến (AOP)
Các công nghệ này dùng các chất oxy hóa mạnh để phân hủy các hợp chất hữu cơ khó phân hủy. Chúng bao gồm thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm công nghiệp. AOP giúp xử lý hiệu quả nước thải nhưng yêu cầu chi phí vận hành và đầu tư khá cao.
>> Xem thêm: Cách Thiết Kế Bể Kỵ Khí Trong Xử Lý Nước Thải Hiệu Quả
Kết luận
Các thiết bị hiện đại và được thiết kế phù hợp với đặc thù nước thải sẽ góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường và tuân thủ các tiêu chuẩn pháp luật. Liên hệ cho Green Water để đưa ra lựa chọn đúng đắn cho hệ thống của mình.
Thông tin liên hệ :
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 024 3514 8260
- Hotline: 032 844 8880
- Email: admin@greenwater.com.vn
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh
- Hotline: 0931 112 900
- Email: admin@greenwater.com.vn