Niken là kim loại nặng rất độc hại trong nước thải. Khi nồng độ niken vượt mức cho phép, nó sẽ gây hại cho nguồn nước và môi trường. Đặc biệt, niken có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Vậy xử lý niken trong nước thải như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới này nhé.
Xử lý Niken trong nước thải
Niken là một trong những kim loại nặng có trong nước thải của ngành công nghiệp xi mạ. Có 3 loại nước thải chứa Niken trong quá trình mạ:
Nước thải trong quá trình mạ: Tuy có lưu lượng ít nhưng lại chứa nhiều chất ô nhiễm có nồng độ cao. Thường là dung dịch đậm đặc từ bể nhúng hoặc bể ngâm.
Nước thải trong quá trình làm sạch bề mặt: Nguồn nước thải này tuy lưu lượng lớn nhưng ít nồng độ Niken hơn. Chúng chủ yếu chứa các muối kim loại, dầu mỡ và xà phòng.
Dù là loại nước thải nào, thì nước thải chứa Niken đều rất độc hại; không chỉ đến sinh vật mà cả sức khoẻ con người.
Nếu hàm lượng Niken vượt mức cho phép sẽ gây bệnh cho các sinh vật, động vật. Từ đó huỷ hoại môi trường nước, dẫn đến sự biến đổi hệ sinh thái.
Sự tích tụ Niken trong nước với thời gian dài làm ăn mòn hệ thống thoát nước; gây thiệt hại cả về kinh tế và môi trường thiên nhiên.
Nếu không được xử lý kịp thời, nước thải chứa Niken sẽ ngấm vào nguồn nước sinh hoạt và nuôi trồng. Độc tố này không chỉ gây hại cho cây trồng mà còn có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như tiêu hóa, da liễu, và ung thư khi xâm nhập vào cơ thể con người. Xử lý Niken trong nước thải là bước cần thiết để bảo vệ môi trường và sức khỏe. Nước thải sau khi được làm sạch, đạt tiêu chuẩn, mới được phép xả ra môi trường.
Nguyên lý xử lý niken trong nước thải
Trước khi đi vào các phương pháp cụ thể, hãy cùng tìm hiểu nguyên lý cơ bản của quá trình xử lý Niken.
Niken thường tồn tại trong nước thải dưới dạng các ion hòa tan hoặc hợp chất phức tạp. Để loại bỏ Niken, quá trình xử lý thường dựa trên việc biến đổi chúng thành dạng không hòa tan, dễ dàng loại bỏ khỏi nước. Các phương pháp cơ bản như kết tủa hóa học, trao đổi ion, điện phân, và sử dụng màng lọc đều dựa trên nguyên lý này.
Quá trình xử lý thường trải qua các bước như lắng cặn, điều chỉnh pH, và áp dụng các công nghệ xử lý chuyên sâu để đảm bảo nồng độ Niken sau xử lý đạt chuẩn an toàn.
>> Xem thêm: Các Loại Hệ Thống Bơm Xử Lý Nước Thải Phổ Biến
Quy trình xử lý niken trong nước thải
Trước tiên bạn cần chuẩn bị:
Sau đó, xử lý Niken trong nước thải theo quy trình sau:
Giai đoạn 1: Lọc thô và ổn định nước thải
Tại các nhà máy, xí nghiệp, nước thải sẽ được đưa vào dòng chảy đã quy định. Cuối dòng chảy này sẽ có 1 cửa chắn rác để loại bỏ các chất bẩn thô.
Sau khi được xử lý rác thô, nước thải được đưa vào trong bể lắng cát. Lúc này các hạt cát, các tạp chất bẩn có kích thước lớn hơn 2mm trong dòng nước thải sẽ lắng đọng xuống đáy bể.
Tiếp theo, quy trình xử lý Niken trong nước thải sẽ diễn ra tại bể điều hoà. Bể này sẽ làm ổn định nồng độ pH và dòng chảy.
Giai đoạn 2: Tách Niken ra khỏi nước thải
Sau khi được lọc thô, ổn định độ pH và dòng chảy, nước thải sẽ được đưa vào bể keo tụ tạo bông. Tại đây, các phản ứng keo tụ sẽ khiến Niken sẽ kết tủa thành từng chùm liên kết nhau.
Tiếp đó, nước thải chứa Niken đã được kết tủa sẽ đi đến bể lắng. Tại đây, các bông Niken kết tủa sẽ lắng đọng xuống đáy bể do tác dụng của trọng lực.
Như vậy, Niken trong nước thải đã được tách ra khỏi nước thải.
Giai đoạn 3: Xả nước thải đạt chuẩn ra môi trường
Cuối cùng, nước thải đã được làm sạch Niken được điều hoà lại độ pH tại bể trung hòa. Khi độ pH đạt mức tiêu chuẩn, nước thải sẽ được thải ra nguồn tiếp nhận (môi trường).
Riêng lượng Niken và bùn cặn lắng đọng trong quá trình lọc sẽ được mang đi xử lý chuyên biệt.
Những phương pháp xử lý niken trong nước thải
Phương pháp kết tủa hóa học
Phương pháp kết tủa hóa học là cách xử lý Niken phổ biến, trong đó các hợp chất hóa học được thêm vào nước thải để biến đổi Niken từ dạng hòa tan thành dạng kết tủa không hòa tan.
Quy trình: Bằng cách điều chỉnh pH của nước thải và thêm hóa chất như Hydroxide hoặc Sulfide, Niken sẽ kết tủa dưới dạng hợp chất rắn và lắng xuống đáy bể.
Ưu điểm: Dễ thực hiện, chi phí thấp.
Nhược điểm: Hiệu quả xử lý phụ thuộc vào nồng độ Niken và yêu cầu xử lý thêm các chất kết tủa sau khi quá trình kết thúc.
Phương pháp trao đổi ion
Phương pháp trao đổi ion sử dụng các hạt nhựa trao đổi ion để thay thế các ion Niken trong nước thải bằng các ion khác như Natri hoặc Kali.
Quy trình: Nước thải chảy qua một lớp hạt nhựa trao đổi ion. Ion Niken sẽ bị giữ lại và thay thế bởi các ion khác, giúp loại bỏ Niken khỏi nước thải.
Ưu điểm: Hiệu quả cao với nước thải có nồng độ Niken thấp.
Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao và cần thay thế hạt nhựa sau một thời gian sử dụng.
Sử dụng phương pháp hấp thụ
Hấp phụ là phương pháp dùng các vật liệu có khả năng hấp phụ cao như than hoạt tính hoặc zeolite để hấp thụ Niken từ nước thải.
Quy trình: Nước thải được đưa qua lớp vật liệu hấp phụ, Niken sẽ bị giữ lại trên bề mặt của vật liệu này.
Ưu điểm: Hiệu quả cao với nước thải có nồng độ Niken thấp.
Nhược điểm: Vật liệu hấp phụ cần được thay thế định kỳ, không phù hợp với nước thải có nồng độ Niken cao.
>> Xem thêm: Các Ứng Dụng Của Than Hoạt Tính Trong Thực Tiễn
Kết luận
Với những chia sẻ trong bài viết, hy vọng đã giúp cho các bạn thêm thông tin và kiến thức về việc xử lý Niken trong nước thải.
Hãy liên hệ với chúng tôi, Green Water đã và đang trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp trong việc xử lý nước thải, bảo vệ môi trường. Green Water đảm bảo luôn hỗ trợ và đồng hành cùng quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh