Bể xử lý nước thải bùn nổi bọt là vấn đề gặp phải của nhiều hệ thống xử lý nước thải. Đặc biệt là trong các bể sinh học hiếu khí. Loại bọt này trôi nổi, tích tụ có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý và chất lượng nước thải. Vậy, hiện tượng này là gì? Cách xử lý ra sao? Hãy cùng Green Water tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
I. Bể xử lý nước thải bùn nổi bọt là gì?
Hiện tượng bể xử lý nước thải bùn nổi bọt là khi có nhiều bọt khí xuất hiện, mang các màu sắc khác nhau và lan tràn khắp bề mặt. Đặc điểm chung của lớp bọt này là tính dính cao và độ nhớt đáng kể, thường bám chặt vào các bông bùn trong bể xử lý. Trong một số tình huống, việc bọt nổi có thể leo lên cao và đi vào đường ống dẫn nước, gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình vận hành của hệ thống.
Bể xử lý nước thải bùn nổi bọt phổ biến nhất là bể hiếu khí Aerotank. Nguyên nhân cho hiện tượng này có thể do tải lượng trong bể bị tăng đột ngột, gây sốc nồng độ. Đồng thời, lượng oxy cung cấp cho bể có thể không đủ, hoặc trong bể có thể chứa hóa chất gây hại cho vi sinh vật.
II. Một số dạng bọt trong bể xử lý nước thải
1. Bọt sinh học
Bọt sinh học là một dạng bọt nhẹ, thường có màu trắng hoặc nâu sáng. Khi tưới nước lên, lớp bọt này sẽ nhanh chóng xẹp xuống. Tính chất tổng quan của bọt sinh học là khá lành tính và không ảnh hưởng đến hệ thống xử lý nước thải. Nguồn gốc của bọt sinh học xuất phát từ quá trình xử lý sinh học, dưới tác động của protein, polysacarit và hoạt chất bề mặt sinh học và sinh vật.
Bọt dầu mỡ, chất béo có màu vàng hoặc nâu nhạt, có tính nhớt và dính cao. Bọt này có mùi hôi cực kỳ khó chịu. Thường xuất hiện trong các hệ thống xử lý nước thải của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, sữa, hóa dầu,... Nguồn gốc của loại bọt này là do vi khuẩn khử chất béo, dầu mỡ trong nước thải tạo ra chất hoạt động bề mặt sinh học để hòa tan chất hữu cơ và chuyển hóa qua tế bào.
3. Bọt chất hoạt động bề mặt
Bọt chất hoạt động bề mặt có màu trắng, xốp, siêu nhẹ. Thậm chí có thể bay lơ lửng trên không khí nếu có gió thổi mạnh. Nguồn gốc của loại bọt này là do hóa chất được sử dụng trong tẩy rửa hoặc sản xuất. Bọt chất hoạt động bề mặt xuất hiện nhiều trong các bể sinh học hiếu khí của hệ thống xử lý nước thải nhà hàng, khách sạn, chung cư,...
4. Bọt xạ khuẩn và vi khuẩn dạng sợi
Loại bọt này có cảm quan khá giống với bọt chất béo, dầu mỡ. Bọt xạ khuẩn và vi khuẩn dạng sợi có màu nâu và khá nhờn.
III. Nguyên nhân tình trạng bể xử lý nước thải bùn nổi bọt
1. Hiện tượng nổi bọt trắng trong bể hiếu khí
a. Nguyên nhân
Sốc tải trong giai đoạn nuôi cấy vi sinh ban đầu.
Lượng vi sinh hoạt tính trong bể quá ít, không đáp ứng được nhu cầu xử lý nước thải.
Nồng độ chất hữu cơ trong bể quá cao dẫn tới vượt quá khả năng xử lý của vi sinh vật gấp nhiều lần.
Chế độ xả bùn và hoàn lưu không hợp lý khiến nồng độ vi sinh trong bể suy giảm.
Thành phần nước thải có chứa nhiều chất tạo bọt, chất hoạt động bề mặt.
b. Cách khắc phục
Kiểm tra nồng độ vi sinh trong bể bằng cách đo SV30, pH, DO. Nếu bùn vẫn lắng bình thường và vi sinh không tăng hoặc giảm đột ngột, có thể nguyên nhân là do trong nước có chứa nhiều chất hoạt động bề mặt. Cách xử lý là sục khí, khuấy trộn đều nước thải trong bể trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 1 tiếng.
Nếu SV30 nhỏ hơn 150, cần bổ sung men vi sinh cho bể hiếu khí. Đồng thời, giảm lưu lượng nước thải bơm vào bể hiếu khí để vi khuẩn có thời gian sinh trưởng và phục hồi.
Kiểm tra SVI của bể hiếu khí để xác định nguyên nhân chính xác.
Kiểm tra chế độ xả bùn và lượng bùn tuần hoàn của bể. Nếu bùn vẫn lắng bình thường, có thể nguyên nhân là do trong nước thải chứa nhiều chất hoạt động bề mặt và chất tạo bọt.
2. Hiện tượng nổi bọt màu vàng nâu trong bể hiếu khí
a. Nguyên nhân
Nước thải chứa nhiều chất béo và dầu mỡ, dẫn đến sự hình thành của bọt có màu vàng, nâu và mang mùi khó chịu.
Vi sinh vật bị chết trong quá trình xử lý nước thải. Các vi sinh vật này bị phân hủy và tạo ra các chất nhầy có mùi hôi.
b. Cách khắc phục
Trong tình huống khẩn cấp, hãy giảm công suất của máy thổi khí để giảm lượng bọt và thực hiện việc vớt bọt ra khỏi bể xử lý.
Trong dài hạn, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau đây:
Kiểm soát lượng dầu mỡ khi đổ vào bể thu gom và bể điều hòa trong hệ thống xử lý nước thải. Đồng thời, bổ sung men vi sinh để cải thiện hoạt động của vi sinh vật.
Sau khi đổ nước thải vào bể, để nước thải lắng trong bể khoảng 1 tiếng trước khi bơm tiếp vào.
Bơm nước thải bào trong bể và sục khí trong khoảng 30 phút để làm lắng nước thải. Tiếp theo, bơm thêm một lần nữa.
Sau đó, tắt hệ thống sục khí và để nước thải lắng trong khoảng 1 tiếng. Sau khi nước thải lắng, bơm nước sạch vào bể Aerotank. Tiếp theo, sục khí trong khoảng 30 phút và sau đó, bơm nước thải ra khỏi hệ thống.
3. Hiện tượng nổi bọt màu xám đen trong bể hiếu khí
Hiện tượng nổi bọt màu xám đen trong bể hiếu khí
a. Nguyên nhân
Sinh vật trong bùn thiếu dinh dưỡng, dẫn đến mất hoạt tính của vi sinh vật trong bể.
Bùn vi sinh không phát triển đủ mạnh, gây ra tình trạng bùn mịn.
b. Cách khắc phục
Tăng lưu lượng nước thải vào bể hiếu khí, nhằm cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật.
Bổ sung thêm thành phần hữu cơ tự nhiên để giúp vi sinh vật phát triển mạnh mẽ và hoạt động hiệu quả trong quá trình xử lý nước thải.
IV. Kết luận
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về bể xử lý nước thải bùn nổi bọt. Hy vọng những thông tin chúng tôi mang lại đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này. Nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn bởi các chuyên gia của Green Water.
Thông tin liên hệ :
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024 3514 8260
Hotline: 032 844 8880
Email: admin@greenwater.com.vn
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh