Lọc nước bằng sỏi là phương pháp phổ biến nhờ tính hiệu quả và chi phí thấp. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng phương pháp này mà không biết rằng một số lỗi nhỏ có thể làm giảm hiệu suất lọc nước, thậm chí gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trong bài viết, Green Water sẽ giúp bạn nhận diện những lỗi thường gặp và cách khắc phục đơn giản cho bạn.
Những lỗi thường gặp khi lọc nước bằng sỏi
Việc xác định vấn đề giúp bạn giúp bạn dễ dàng nhận biết và khắc phục khi sử dụng sỏi trong hệ thống lọc nước.
Chọn sai loại sỏi
Kích thước không phù hợp: Nhiều người sử dụng sỏi quá nhỏ. Điều này khiến hệ thống dễ bị tắc nghẽn khi dòng nước chảy qua. Ngược lại, nếu sỏi quá lớn, các tạp chất không được lọc sạch. Nó cũng dẫn đến việc nước sau lọc không đảm bảo chất lượng.
Sỏi không đạt chuẩn: Một số loại sỏi chứa tạp chất hoặc hóa chất độc hại. Khi sử dụng, những chất này có thể tan vào nước gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Lắp đặt hệ thống lọc nước bằng sỏi không đúng kỹ thuật
Lớp sỏi không được phân bố đều: Nhiều người không chú ý đến việc rải sỏi đồng đều. Điều này dẫn đến việc nước chỉ chảy qua một số khu vực nhất định. Chudng khiến hiệu quả lọc bị giảm sút.
Thứ tự lớp vật liệu bị đảo lộn: Trong hệ thống lọc nước, sỏi thường được đặt ở lớp dưới cùng để hỗ trợ các lớp vật liệu khác như cát và than hoạt tính. Nếu sắp xếp sai thứ tự, quá trình lọc sẽ không hiệu quả và làm giảm chất lượng nước.
Không tạo đủ khoảng trống cho lưu thông nước: Khi sỏi được nén quá chặt hoặc đặt không đúng cách, nước không thể chảy đều qua các lớp vật liệu. Việc này dẫn đến hiện tượng lọc nước không triệt để.
Sử dụng lưu lượng nước không phù hợp
Lưu lượng nước quá nhanh: Ta thường không kiểm soát tốc độ nước chảy qua lớp sỏi. Khi nước chảy quá nhanh, các tạp chất không kịp lắng hoặc bị giữ lại. Nó khiến nước sau lọc không sạch.
Lưu lượng nước quá chậm: Khi nước chảy quá chậm, cặn bẩn dễ tích tụ trên bề mặt sỏi. Điều này làm giảm hiệu quả lọc nước và tăng nguy cơ tắc nghẽn.
Vệ sinh nơi lọc nước bằng sỏi không đúng cách
Không vệ sinh định kỳ: Vì chủ quan, ta không vệ sinh lớp sỏi thường xuyên. Điều này khiến cặn bẩn, vi khuẩn tích tụ. Chúng làm giảm khả năng lọc nước và gây nguy cơ ô nhiễm.
Vệ sinh sai cách: Khi dùng lực mạnh để rửa hoặc sử dụng hóa chất không phù hợp, lớp sỏi có thể bị vỡ hoặc mất đi tính năng lọc vốn có.
Không kiểm tra chất lượng nước sau lọc
Chủ quan sau khi lắp đặt: Việc không tiến hành kiểm tra nước sau khi lắp đặt hệ thống lọc dẫn đến việc sử dụng nước không đạt tiêu chuẩn mà không hay biết.
Không nhận ra dấu hiệu bất thường: Một số dấu hiệu như màu nước đục, mùi khó chịu hoặc sự hiện diện của cặn lắng thường bị bỏ qua. Điều này gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
Sử dụng sỏi giá rẻ, kém chất lượng
Vì chi phí, một số người chọn mua sỏi giá rẻ, không kiểm tra chất lượng hoặc nguồn gốc. Những loại sỏi này thường chứa tạp chất hoặc không có độ bền cao.
Sỏi kém chất lượng có thể chứa hóa chất hoặc kim loại nặng. Chúng dễ tan trong nước khi sử dụng lâu dài. Điều này không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Bên cạnh đó, sỏi giá rẻ thường không bền. Ta sẽ phải thường xuyên vệ sinh hoặc thay thế sỏi mới. Điều này không chỉ tốn thời gian mà còn làm tăng chi phí dài hạn.
>> Xem thêm: Cách Lọc Nước Bằng Sỏi Đơn Giản Mà Hiệu Quả
Cách khắc phục và lưu ý cho việc lọc nước bằng sỏi
Tương ứng với từng lỗi mà ta tìm gia được giải pháp phù hợp nhất cho mình.
Chọn loại sỏi phù hợp: Sỏi lọc nên có kích thước chuẩn từ 2-5 mm. Ta nên mua sỏi tại các cơ sở uy tín, có chứng nhận an toàn và không chứa tạp chất độc hại. Hãy ngâm sỏi trong nước sạch và kiểm tra xem có cặn bẩn hay hóa chất lạ tiết ra không.
Lắp đặt hệ thống đúng kỹ thuật: Lớp sỏi được phủ đều và có độ dày từ 15-20 cm. Quy trình lọc chuẩn thường bao gồm lớp sỏi ở dưới cùng, tiếp theo là cát và than hoạt tính. Hãy đảm bảo có độ thoáng khí giữa các lớp để tăng cường hiệu quả.
Vệ sinh định kỳ và đúng cách: Chu kỳ thường là mỗi 1-2 tháng, tùy theo tần suất sử dụng. Khi đó, ta chỉ cần dùng nước sạch và lực tay vừa phải để rửa, tránh làm vỡ hoặc hao mòn sỏi. Hãy thay thế ngay khi phát hiện sỏi bị vỡ, mòn quá mức hoặc nhiễm bẩn nghiêm trọng.
Điều chỉnh lưu lượng nước hợp lý: Lưu lượng nước tối ưu thường là từ 1-2 lít/giây. Điều này đảm bảo tạp chất được loại bỏ triệt để. Hãy sử dụng van điều chỉnh hoặc bộ điều tiết lưu lượng để nước chảy qua hệ thống ổn định.
Kiểm tra chất lượng nước sau lọc: Các dụng cụ đo độ pH, độ trong hoặc kiểm tra cảm quan giúp đánh giá nước sau lọc. Hãy nên kiểm tra ít nhất mỗi 3-6 tháng. Nếu có dấu hiệu lạ, bạn cần ngay lập tức kiểm tra và thay thế nếu cần.
>> Xem thêm: Cách Chọn Hệ Thống Lọc Nước Tổng Phù Hợp Với Gia Đình
Kết luận
Lọc nước bằng sỏi là giải pháp đơn giản nhưng cần đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả cao nhất. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tìm sản phẩm sỏi lọc chất lượng thì đừng ngại chi mà hãy liên hệ ngay tới Green Water nhé.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 024 3514 8260
- Hotline: 032 844 8880
- Email: admin@greenwater.com.vn
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh
- Hotline: 0931 112 900
- Email: admin@greenwater.com.vn