Hệ thống xử lý nước thải ven biển là công trình có ý nghĩa quan trọng về cả sinh thái môi trường và kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế lại chưa có nhiều đơn vị khai thác ven biển chú trọng xây dựng và vận hành hệ thống này. Từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tự nhiên và mục tiêu phát triển bền vững. Vậy, hệ thống này có tác dụng gì? Thực trạng các giải pháp như thế nào? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
I. Tác dụng của hệ thống xử lý nước thải ven biển
Hệ thống này được thiết kế để loại bỏ hiệu quả các hợp chất, thành phần ô nhiễm, và vi sinh vật có thể gây bệnh trong nước thải trước khi nước được đổ ra biển.
Quá trình này không chỉ giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường biển mà còn đảm bảo rằng nước biển không chứa các chất độc hại hoặc mầm bệnh. Điều này đặc biệt quan trọng khi nước biển được sử dụng cho các hoạt động. Ví dụ như tắm biển, đánh cá và các tương tác khác với nước.
Bằng cách xử lý nước trước khi đổ vào biển, chúng ta giúp giảm nguy cơ xuất hiện các vùng biển chết và rạn san hô. Từ đó bảo vệ sự đa dạng sinh học và khả năng tự bảo vệ tự nhiên của biển cả.
Đồng thời, việc duy trì chất lượng nước biển, tăng nồng độ oxy hòa tan. Và giảm tình trạng ô nhiễm biển là những lợi ích quan trọng khác của quá trình xử lý nước này.
Ngoài ra, việc áp dụng hệ thống xử lý nước thải cho các nhà hàng và khách sạn ven biển không chỉ giúp tuân thủ các quy định môi trường mà còn xây dựng uy tín cho doanh nghiệp và ngành du lịch địa phương. Điều này không chỉ tạo ra môi trường bền vững mà còn cung cấp cơ sở pháp lý cho sự phát triển và thu hút đầu tư và du khách.
II. Lưu ý khi xây dựng trạm xử lý nước thải xã đảo ven biển
1. Chọn loại hệ thống phù hợp
Với sự đa dạng của nguồn nước thải và yêu cầu xử lý đa dạng, việc lựa chọn hệ thống xử lý nước thải phù hợp là quan trọng để đảm bảo hiệu suất tối ưu. Mỗi loại hệ thống có ưu điểm và hạn chế riêng. Và sự hiểu biết sâu rộng về thành phần nước thải, lưu lượng xả thải. Quy định là chìa khóa để chọn ra giải pháp hiệu quả nhất.
Hệ thống xử lý sinh học, tập trung vào sự tương tác của vi sinh vật để loại bỏ chất ô nhiễm. Nó thích hợp cho những nguồn nước thải có hàm lượng hữu cơ cao. Hệ thống xử lý màng sử dụng màng lọc để ngăn chặn chất rắn và vi khuẩn, thích hợp cho các ứng dụng đòi hỏi sự tinh tế và chính xác cao. Trong khi đó, hệ thống xử lý hóa học thường sử dụng các phương pháp hóa học để kết tủa hoặc khử trùng chất ô nhiễm.
Đối với các nguồn nước thải đặc biệt phức tạp, việc kết hợp các phương pháp xử lý trở thành lựa chọn thông minh nhằm tối ưu hóa hiệu suất. Quan trọng nhất là việc duy trì sự cân bằng giữa hiệu quả và tính bền vững của hệ thống. Điều này giúp bảo vệ nguồn nước và môi trường xung quanh.
Thuận lợi cho việc lấy nước thải từ các nguồn phát sinh vào hệ thống
Thuận lợi cho việc xả thải sau khi đã hoàn thành quá trình xử lý.
Cách xa khu dân cư sinh sống.
Không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường biển và các hoạt động khác trong khu vực.
3. Chế độ làm việc linh hoạt
Để đảm bảo hiệu suất làm việc ổn định, một hệ thống xử lý cần được thiết kế để hoạt động linh hoạt và hiệu quả trong các điều kiện môi trường và khí hậu đa dạng. Điều này bao gồm khả năng đối mặt với các thách thức như sóng biển cao và dòng chảy mạnh. Nơi mà ổn định và độ tin cậy của hệ thống là yếu tố quyết định.
Bên cạnh đó, việc đáp ứng nhanh chóng với sự tăng cường nhu cầu xử lý nước thải là một yếu tố quan trọng khác. Hệ thống xử lý nước thải ven biển cần có khả năng mở rộng linh hoạt. Đồng thời duy trì hiệu suất cao khi nhu cầu xử lý tăng lên. Điều này giúp đảm bảo rằng hệ thống có thể đáp ứng được sự biến động của lượng nước thải và đồng thời đảm bảo rằng chất lượng nước được xử lý đạt được các tiêu chuẩn an toàn và môi trường.
4. Công nghệ hiện đại
Để đạt được hiệu quả xử lý nước thải tối đa, việc ưu tiên sử dụng công nghệ hiện đại là hết sức quan trọng. Sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và quy trình xử lý hiệu quả giúp giảm thời gian xử lý, giảm chi phí vận hành. Đồng thời nâng cao chất lượng nước thải sau quá trình xử lý.
Quan trọng nhất, việc áp dụng công nghệ hiện đại giúp hệ thống không chỉ hoạt động mạnh mẽ mà còn giảm tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái biển. Điều này đảm bảo rằng quá trình xử lý nước thải không gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường xung quanh. Đồng thời duy trì sự cân bằng tự nhiên và bảo vệ hệ sinh thái biển.
Cuối cùng, nguồn nước sau khi được xử lý cần đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt. Điều này đồng nghĩa với việc đảm bảo rằng nước đã qua xử lý không chỉ an toàn cho môi trường biển mà còn đáp ứng được các yêu cầu và kỳ vọng của tiêu chuẩn môi trường hiện nay.
III. Quy trình hệ thống xử lý nước thải ven biển
1. Hệ thống thu gom
Mọi nguồn phát sinh của chất thải sẽ được hướng vào hệ thống thông qua ống dẫn, và tại đầu mỗi ống sẽ được trang bị các song chắn rác và lưới chắn rác. Những biện pháp này được thiết kế để loại bỏ các loại rác thải có kích thước lớn. Ví dụ như giấy, bao bì nilon, rau củ hỏng, rễ cây, và các vật thể khác có thể gây cản trở quá trình xử lý.
Việc sử dụng song chắn rác không chỉ giúp loại bỏ những chất thải thô một cách hiệu quả mà còn giảm nguy cơ tắc nghẽn hệ thống. Bằng cách này, chúng đóng vai trò như một bộ lọc sơ bộ. Điều này giúp lược bớt các chất thải lớn trước khi chúng tiếp tục vào các công trình xử lý phức tạp phía sau. Không chỉ cải thiện hiệu suất của hệ thống xử lý nước thải mà còn giảm áp lực và rủi ro tắc nghẽn. Đảm bảo sự ổn định và hiệu quả của toàn bộ quy trình.
2. Bể tách dầu
Bể tách dầu có chức năng chủ yếu là loại bỏ mỡ dầu trong nước. Vì mỡ dầu dễ bám vào các thành ống dẫn nước, máy bơm và các thiết bị xử lý khác trong hệ thống. Nếu không được xử lý, sẽ dẫn đến tình trạng hư hỏng.
Ở đây, mỡ dầu với trọng lượng nhẹ sẽ nổi lên trên. Vì vậy, chỉ cần sử dụng máng gạt là có thể tách mỡ dầu ra khỏi nước.
3. Bể điều hòa
Bể điều chỉnh là công trình không thể thiếu trong các hệ thống xử lý. Bể này có chức năng điều chỉnh lưu lượng và nồng độ nước thải.
Ở phần đầu và đuôi của bể điều chỉnh, thường được trang bị thiết bị phân phối khí để giảm nguy cơ phân hủy yếm khí và hạn chế sự phát sinh mùi hôi.
Tại bể điều chỉnh, khoảng 10% COD và 10% BOD có thể được loại bỏ.
Nước thải sẽ được giữ lại trong bể điều chỉnh trong khoảng 30 - 60 phút trước khi được chuyển đến bể Anoxic thông qua hệ thống máy bơm nước tự động.
4. Bể Anoxic
Trong Bể Anoxic, các vi sinh vật kỵ khí như Nitrosomonas và Nitrobacter được chứa. Ở đây, quá trình nitrat hóa và phosphoril hóa diễn ra. Giúp khử N và P trong nước thải một cách hiệu quả.
5. Bể Aerotank
Bể Aerotank, hay còn được biết đến là bể sinh học hiếu khí, sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí để phân hủy chất hữu cơ thành nước và các chất đơn giản như H2O, NO3-, SO42-, không độc hại. Hệ thống máy thổi khí được lắp đặt để cung cấp oxi cho vi sinh vật hiếu khí, tạo điều kiện sinh trưởng và phát triển.
6. Bể lắng
Nước sau khi qua Bể Aerotank chảy vào Bể lắng. Tại đây, phần bùn phát sinh từ quá trình phân hủy hiếu khí lắng xuống đáy. Phần nước trên còn lại được chuyển tới Bể khử trùng. Xử lý bùn lắng có thể được thực hiện bằng cách chuyển một phần bùn trở lại Bể Anoxic, trong khi phần còn lại đưa tới Bể chứa bùn để thu gom và xử lý định kỳ.
7. Khử trùng
Để loại bỏ vi khuẩn và mầm bệnh trước khi xả nước ra biển, quá trình khử trùng được thực hiện. Hóa chất clo được châm vào Bể khử trùng theo tỉ lệ nhất định để đạt hiệu quả khử khuẩn tốt nhất. Nước đầu ra từ quá trình này đáp ứng tiêu chuẩn nước xả thải.
Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia về hệ thống xử lý nước thải ven biển. Hy vọng những thông tin chúng tôi mang lại đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và lựa chọn được phương pháp mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng. Từ đó, góp phần vào việc hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường biển. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ bởi các chuyên gia.
Thông tin liên hệ :
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024 3514 8260
Hotline: 032 844 8880
Email: admin@greenwater.com.vn
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh