Tin tức

Những Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Giấy Tái Chế

November 03 2024
104 lượt xem

Xử lý nước thải sản xuất giấy tái chế là việc loại bỏ các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình sản xuất. Quá trình này thường gồm các bước như lọc, xử lý sinh học và hóa học nhằm loại bỏ các tạp chất, hóa chất và các hợp chất hữu cơ có hại. Để nắm rõ hơn về nội dung này, hãy cùng các chuyên gia của Green Water tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Những Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Giấy Tái Chế

Tìm hiểu về xử lý nước thải ngành sản xuất giấy

Các giải pháp xử lý nước thải trong ngành sản xuất giấy hiện đang thu hút sự chú ý lớn. Làm thế nào mà sau khi qua các quy trình xử lý. Độ màu của nước thải có thể được khôi phục lên đến 95%?

Khái niệm về nước thải giấy

Nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất giấy đến từ hai nguồn chính: quá trình xeo giấy và các hoạt động sản xuất khác. Loại nước thải này đặc biệt khó xử lý do hàm lượng COD rất cao; nó sẽ dao động từ 22.000 đến 46.500 mg/l. Đối với BOD chiếm từ 40-60% COD. Đặc biệt, nếu là dịch đen thì việc xử lý càng trở nên phức tạp hơn.

Vì nhu cầu sản xuất bột giấy pha loãng để tạo hình rất cao. Mà cứ 200 đến 500 m3 nước thì lại có lượng nước thải tương đương thải ra ngoài. 20% trong số đó sẽ bốc hơi trong quá trình thực hiện ở công đoạn sấy. 60% dùng để pha bột giấy và 20% nằm ở công đoạn lưới, ép.

Tóm lại, thì cứ 1 tấn giấy, nhà máy sẽ thải ra môi trường khoảng 100m3 nước thải. Một con số không hề nhỏ, mà hơn hết là cực kỳ đáng báo động.

Lý do phải xử lý nước thải ngành sản xuất giấy

Nước thải từ quy trình này chứa nhiều Cellulose. Khi có nhiều oxy, Cellulose sẽ phản ứng tạo ra CO2 và rượu etylic, cả hai đều là chất gây hại. Nó góp phần làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Ngược lại, trong điều kiện thiếu oxy, Cellulose sẽ phân hủy yếm khí và sinh ra H2S với mùi rất khó chịu. Về lâu dài, mùi hôi này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và người dân sống gần khu vực nhà máy.

Vì vậy để đảm bảo chất lượng môi trường, người ta không thể thải trực tiếp về ao, hồ, sông, suối... mà cần phải có một quy trình xử lý nước thải bột giấy phù hợp, khôi phục lại chất lượng nguồn nước.

>> Xem thêm: Quy Định Xử Lý Nước Thải Khu Công Nghiệp Hiện Nay

Công nghệ, phương pháp xử lý nước thải sản xuất giấy

Xử lý nước thải trong công nghiệp sản xuất giấy có thể thực hiện dựa trên nguyên lý sinh học và hóa học. Cụ thể, ở thời điểm hiện tại chúng ta có các biện pháp xử lý nước thải giấy như:

Những Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Giấy Tái Chế

Biện pháp đông tụ keo

Phương pháp này được sử dụng để xử lý các hạt chất rắn lơ lửng như phèn sắt; phèn nhôm hoặc vôi. Ngoài ra, nó còn giúp loại bỏ các hợp chất phospho, hợp chất hữu cơ hòa tan và các chất độc không màu. Công nghệ xử lý nước thải từ nhà máy giấy này có thể được áp dụng trước hoặc sau quy trình xử lý sinh học. Trong đó, chất polyme có vai trò kết dính; nó giúp đẩy nhanh quá trình lắng đọng.

Tùy từng loại phèn khác nhau mà quy trình xử lý sẽ thay đổi độ pH nước thải thích hợp. Ví dụ như pH từ 5 – 7 sẽ phù hợp với phèn nhôm; pH từ 5 – 11 sẽ phù hợp với phèn sắt hoặc pH từ 11 trở lên thì phù hợp với vôi.

Phương pháp lắng

Phương án này sẽ tách biệt chất rắn có dạng bột, xơ ở giai đoạn nghiền và xeo giấy. Những xơ bột và cặn giấy sẽ được thu hồi lại bằng một thiết bị tương đương như bình phễu. Trong thời gian thực hiện phương pháp lắng, đòi hỏi người thợ phải biết tính toán và canh chừng thời gian thích hợp. Nếu để quá lâu giấy sẽ bị phân hủy thành yếm khí và bốc mùi hôi thối.

Điều kiện nước thải được lắng tốt và chất bẩn kết nối với nhau thành bông cặn dễ dàng lắng xuống thì tải trọng chung phải rơi vào khoảng 1 - 2 m3/m2.h. Ước tính này sẽ giúp nâng cao hiệu quả và tiết kiệm thời gian chờ lắng. Bình thường, các bể lắng dạng này tải trọng bề mặt sẽ dao động mức 5 đến 10 m3/m2.h.

Xử lý sinh học

Với cách này sẽ áp dụng cho các hợp chất hữu cơ dạng tan. Bao gồm bột giấy và chất thải ô nhiễm chất hữu cơ cao quá mức. Nhất là khi chất thải đó hàm lượng có nhiều lignin. Bởi vì bản thân lignin hoàn toàn không có khả năng tự phân hủy hiếu khí, nhưng nếu chờ phân hủy dạng yếm khí thì cực kỳ tốn thời gian.

Chính vì vậy, người ta thường xử lý tối ưu bằng cách đưa nước thải vào để dịch đen tách lignin xử lý cục bộ.

Quy trình xử lý nước thải

  • Những tạp chất thô sẽ được giữ lại khi tới song chắn rác.

  • Nước thải tiếp tục đi về bể lắng cát để xử lý những tạp chất vô cơ.

  • Nước thải được dẫn đến bể điều hòa để khắc phục những vấn đề về lưu lượng, nồng độ.

  • Sang đến bể keo tụ bông, nước sẽ lắng lại và tụ bông cặn bã, thu hồi lại bột. Phần còn lại thì di chuyển đến bể chứa bùn.

  • Đến bể sinh học kỵ khí, nước sẽ tiếp tục được xử lý BOD và COD. Bể này đặc biệt cần điều kiện nền nhiệt ổn định. Sau xử lý nước sẽ dẫn tiếp tục đến bể hiếu khí (Aerotank).

  • Sau bể kỵ khí, nước sẽ chảy về bể Aerotank. Những chất hữu cơ còn lại trong nước thải đến công đoạn này sẽ được xử lý gần như triệt để.

  • Giai đoạn cuối cùng, bể sẽ khử trùng bằng Clorin và thải nguồn nước trả về môi trường tự nhiên.

Các lưu ý khi xử lý

  • Chú ý lượng bọt chìm: Có thể nhiều người không để ý nhưng bọt chìm là thành phần thường xuất hiện trong nước thải sản xuất giấy.

  • Để xử lý bọt chìm có thể dùng các nguyên liệu như chất chống tạo bọt hoặc thêm xút trước khi xử lý sinh học.

  • Kiểm soát màu sắc và độ đục: Trong quá trình sản xuất, 1 số nhà máy sử dụng thêm thuốc nhuộm, bột màu làm ảnh hưởng trực tiếp đến màu và mùi nước thải.

  • Nếu rác thô có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 1 µm sẽ không thể loại bỏ ở song chắn rác. Cho đến khi tới lưới lọc rác tinh chúng mới bị ngăn chặn hoàn toàn.

  • So với bể lắng sơ bộ thì bể tuyển siêu nông DAF vừa có thể tiết kiệm được nhiều diện tích, vừa có hiệu quả lắng sơ bộ tốt hơn. Ngoài ra lựa chọn này cũng đặc biệt tiết kiệm tiền bạc.

  • Để tái sử dụng lại nguồn nước sản xuất, người ta sẽ lấy nguồn nước từ bể lọc thô.

>> Xem thêm: Cách Xử Lý Nước Thải Không Sử Dụng Hóa Chất

Kết luận

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực môi trường, Green Water luôn luôn sẵn sàng giải đáp tất cả những vấn đề thắc mắc từ phía bạn. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ngay hôm nay.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH GREEN

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 3514 8260

  • Hotline: 032 844 8880

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh

  • Hotline: 0931 112 900

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Comments