Tin tức

Nước Nhiễm Chì: Nguyên Nhân, Tác Hại, Cách Nhận Biết Và Xử Lý

July 31 2021
1.552 lượt xem

Từ nhiều năm nay, vấn đề nguồn nước là mối quan tâm hàng đầu tại các thành phố lớn. Nhất là tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ô nhiễm bẩn do các loại rác thải, nguồn nước nhiễm chì được xem là mối nguy hại lớn nhất cho sức khẻo người dân. Vậy cụ thể nước nhiễm chì là gì, nguyên nhân, tác hại và cách nhận biết, xử lý ra sao? Hãy cùng Green tìm hiểu rõ về vấn đề này trong những nội dung sau.

Nước nhiễm chì là gì?

Nước nhiễm chì là tình trạng nước sử dụng có hàm lượng chì (Pb) vượt quá giới hạn cho phép. Giới hạn ô nhiễm Pb trong nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-2:2010/BYT là 0.01 mg/l. Nếu lượng chì trong nước vượt quá giới hạn này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng con người.

Nước Nhiễm Chì: Nguyên Nhân, Tác Hại, Cách Nhận Biết Và Xử Lý
Nguồn nước bị nhiễm chì

Nguyên nhân nguồn nước bị nhiễm chì

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến việc nguồn nước bị nhiễm chì, các chuyên gia chỉ ra 3 nhóm tác nhân chính yếu. Đó là:

Do rỉ rét của các đường ống dẫn, chứa nước

Hầu hết các trường hợp ô nhiễm chì trong nước đều đến từ hệ thống dẫn chứa nước. Nguồn nước đầu ra tại các nhà máy có thể đã đạt các tiêu chuẩn nước sạch. Tuy nhiên, khi dòng nước được vận chuyển qua các đường ống dẫn nước quốc gia và địa phương sẽ xuất hiện những nguy cơ khó lượng.

Các nguồn chính có thể khiến nhiễm chì trong nước bao gồm:

  • Đường ống dẫn nước: Hệ thống dẫn nước xuống cấp, cũ, hoen rỉ sau thời gian dài sử dụng. Hoặc đường dẫn nước nhiều mối hàn, sửa chữa, ít được sục rửa, thay mới,... Đều làm tăng nguy cơ ăn mòn, rỉ sét, tăng nguy cơ phát tán các kim loại nặng và chì vào trong nước. Từ đó gây nhiễm chì.
  • Dụng cụ chứa, đựng nước: Sử dụng các dụng cụ chứa nước kim loại lâu ngày cũng xuất hiện tình trạng ô xi hóa. Độ axit của nước càng cao khiến tốc độ ăn mòn càng nhanh. Các ion kim loại sẽ càng nhiều trong nước và gây nhiễm độc khi sử dụng.

Do nước thải từ các khu công nghiệp

Nước thải ở các khu công nghiệp chưa qua xử lý thường có hàm lượng chì rất cao. Khi được thải ra sông suối, lượng chì trong nước thải sẽ ngấm vào lòng đất và gây nhiễm chì nguồn nước ngầm. Đặc biệt ở nước ta, tỉ lệ sử dụng nước ngầm, nước giếng khoan vùng nông thôn là rất lớn. Nên nguy cơ nhiễm độc từ chì là rất cao.

Nước Nhiễm Chì: Nguyên Nhân, Tác Hại, Cách Nhận Biết Và Xử Lý
Nước thải ở các khu công nghiệp chưa qua xử lý thường có hàm lượng chì rất cao

Ngoài ra, nước nhiễm chì cũng khiến cho các sinh vật sống trong nước nhiễm trì. Khi con người đánh bắt và ăn các sinh vật này, chì sẽ lây nhiễm dán tiếp vào cơ thể, gây ngộ độc.

Đặc biệt, nguồn nước ở gần các vùng khai thác khoáng sản thường có nồng độ chì rất cao. Tình trạng ô nhiễm trì quanh các khu vực hầm mỏ là khó tránh khỏi.

>> Xem thêm: Trong nước thải có các chất gây ô nhiễm nào?

Do tự nhiên

Do đặc tính khoáng sản tự nhiên, có một số khu vực ở nước ta có mỏ chì. Khoáng sản chì sẽ khiến đất và các mạch nước ngầm xung quanh có hàm lượng chì cao.

Tác hại khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm chì

Sử dụng nguồn nước nhiễm chì có thể gây ra nhiều hệ lụy hết sức nguy hiểm. Cụ thế:

  • Đối với trẻ nhỏ: Chỉ một lượng chì nhỏ có thể khiến trẻ nhỏ bị rối loạn hành vi, nguy cơ mất trí nhớ, co giật, hôn mê sâu, thậm chí là đến tử vong.
  • Đối với phụ nữ mang thai: Sử dụng nước dư thừa chì sẽ gây sinh non, giảm sự phát triển của bào thai, giảm chỉ số thông minh của trẻ sau sinh, suy giảm chức năng hệ thần kinh trung ương,...
  • Đối với người trưởng thành: Chì có thể ảnh hưởng tới tim mạch, làm tăng huyết áp, giảm chức năng thận, đau bụng, đau đầu, mệt mỏi, đau mỏi xương khớp và cơ, đau, tê và ngứa tứ chi, mất trí nhớ tạm thời, ung thư...

Cách nhận biết

Chì không có mùi, không vị, màu sắc cũng rất dễ nhầm lẫn với các chất cặn ô nhiễm khác. Bởi vậy rất khó để xác định bằng mắt thường xem nguồn nước có ô nhiễm chì hay không. Để nhận biết chính xác, bạn có thể thực hiện một trong các cách kiểm tra sau:

  • Kiểm tra mẫu nước tại các phòng thí nghiệm
  • Mua và sử dụng bộ kiểm tra nước tại nhà

Cách xử lý nguồn nước nhiễm chì

Với việc “ăn chín uống sôi” hoàn toàn không có tác dụng loại bỏ chì trong nước. Chì hòa tan trong nước dễ dàng xâm nhiễm cơ thể thông qua nước uống và nước dùng trong nấu ăn. Nhiễm chì lâu ngày sẽ gây ung thư và tử vong. Do đó việc xử lý nước nhiễm chì là rất quan trọng.

Hiện nay, cách xử lý nước nhiễm chì tốt nhất là sử dụng các máy lọc nước thông minh. Nhất là các sản phẩm có màng RO cho nước lọc tinh khiết.

Nước Nhiễm Chì: Nguyên Nhân, Tác Hại, Cách Nhận Biết Và Xử Lý
Sử dụng các sản phẩm máy lọc nước cho nước lọc tinh khiết

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều cơ sở cung cấp máy lọc nước. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp máy lọc nước uy tín, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.

Thông tin liên hệ

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments