Phèn chua là nguyên liệu hết sức quen thuộc được sử dụng nhiều trong Đông Y, Tây Y hoặc để ngâm rửa thực phẩm trước khi chế biến. Ngoài ra, nguyên liệu này còn đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe như hỗ trợ điều trị nấm da, bảo vệ răng miệng, cầm máu, giảm mùi hôi cơ thể...
Vậy, phèn chua là gì? Phèn chua có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu thông tin và cách sử dụng nguyên liệu hữu ích này qua nội dung dưới đây nhé!
Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm hay nhôm Sunfat có tên khoa học Kali alum là một loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, thường không màu hoặc có màu trắng trong nhưng hơi đục. Phèn chua không mang tính độc, tan rất ít trong nước lạnh nhưng lại tan nhiều trong nước nóng và đặc biệt không tan trong cồn nên có thể tinh chế bằng cách kết tinh lại trong nước.
Thông thường, phèn chua có vị chua, chát nên được sử dụng rất nhiều để giải độc, sát trùng ngoài da và chữa các bệnh về dạ dày, viêm ruột, thấp tà.. Ngoài ra, trong lĩnh vực làm đẹp phèn chua cũng được ứng dụng để làm đẹp da, trị mụn và hỗ trợ điều trị các chứng đau răng, đau mắt, cầm máu..
Hiện tại, phèn chua được sản xuất công nghiệp bằng cách thêm Kali Sunfat vào dung dịch nhôm sunfat đậm đặc và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: thuốc, mỹ phẩm, ẩm thực, ngành da thuộc, nhuộm,…
Tóm tắt:
Tên gọi khác: Vũ nát, Mã xĩ phàn, Muôn thạch, Tất phàn, Sinh phàn, Khô phàn, Bạch phàn, Minh phàn, Phàn thạch, Vũ trạch
Tên khoa học: Kali alum/ Aluminium potassium/ Potassium alum
Công thức hóa học: KAL(SO4)2-12H2O hoặc K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Đặc tính: vị chua chát, không màu hoặc màu trắng đục
Hiện nay, phèn chua được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống và mang lại nhiều kết quả tích cực. Để biết rõ hơn những tác dụng của phèn chua, các bạn hãy cùng theo dõi phần nội dung bên dưới nhé!
Đặc tính nổi bật của phèn chua là sát trùng và khử mùi nên nó có khả năng khử mùi hôi miệng cực kì hiệu quả. Để khử mùi hôi miệng bằng phèn chua, hằng ngày bạn hãy súc miệng bằng nước hòa với phèn chua sẽ giúp loại bỏ mọi vi khuển gây hại cho răng miệng.
Ngoài ra, thường xuyên vệ sinh răng miệng bằng phèn chua còn giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý thường gawph trong nha khoa như tai, mũi, họng.
Với khả năng ức chế các vi khuẩn đồng thời kiểm soát và giảm thiểu sự phát triển của một số loại nấm gây bệnh trên da nên phèn chua được xem là một liệu pháp hiệu quả giúp trị nấm da.
Mỗi ngày, hãy hòa 2 - 3 thìa phèn chua vào nước ấm, sau đó ngâm chân trong khoảng 20 phút có thể giảm ngứa ngáy và ngăn chặn tình trạng nấm lây lan. Bạn cũng có thể thực hiện cách làm này để điều trị nước ăn chân nhé!
Theo các chuyên gia cho biết, phèn chua có tác dụng rất tốt trong việc cầm máu, đặc biệt là những vết thương hở. Nếu gặp phải tình trạng chảy máu kéo dài, máu khó đông thì bạn hãy tán bột phèn chua ra và rắc lên vết thương. Không những giúp cầm máu nhanh chóng mà phèn chua còn có khả năng sát trùng tốt để ngăn chặn nhiễm trùng, uốn ván.
Trong thành phần của phèn chua có chứa nhôm - khoáng chất có khả năng khử mùi cơ thể rất hiệu quả. Vì vậy, những người có vấn đề về mùi cơ thể như hôi nách, hôi chân,.. có thể sử dụng phèn chua để giảm thiểu tình trạng này.
Cách thực hiện:
Tán nhuyễn khoảng 50g phèn chua rồi đem đi đun cách thủy, chờ cho rút hết nước. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, chà nhẹ và massage phèn chua lên những nơi bị hôi trong khoảng 5 - 10 phút. Thực hiện cách làm này 3 - 4 lần/tuần sẽ giảm tiểu tình trạng hôi nách, hôi chân một cách rõ rệt.
Lưu ý: Phèn chua có tính hút ẩm mạnh, vì vậy nếu quá lạm dụng phèn chua sẽ khiến da bị khô.
Hiện nay, phèn chua cũng được sử dụng tương đối phổ biến trong chế biến thực phẩm. Trong đó, không thể không kể đến một món ăn truyền thống trong các dịp tết cổ truyền của người Việt đó chính là "mứt".
Ngoài ra, phèn chua còn được dùng để ngâm một số loaijrau củ để tạo độ giòn và trắng hoặc sử dụng để làm giảm vị the đắng của vỏ bưởi khi nấu chè.
Sử dụng phèn chua để làm sạch nhớt cá, khử mùi hôi và tạo độ giòn cho lòng lợn là một bí quyết cực kì hay mà không phải ai cũng biết đến.
Cách làm thì rất đơn giản, bạn chỉ cần tán phèn chua thành bột rồi chà lên lòng lợn, sau đó rửa sạch lại với nước là xong.
Ngâm trứng trong dung dịch phèn chua 5% trong khoảng 10 - 15 phút. Trứng sẽ giữ được tươi lâu hơn nhờ tác động của dung dịch phèn chua.
Phèn chua có thể xử lý nước giúp nước sạch và trong hơn. Khi hòa tan trong nước sẽ tạo nên phản ứng thủy phân nghịch. Theo đó sẽ xuất hiện các kết tủa dạng keo có diện tích bề mặt lớn, khả năng hấp thụ các chất lơ lượng ở trong nước, kéo chúng cùng lắng xuống dưới.
Theo đó, phèn chua được xem là một vật liệu lọc nước giếng khoan cực kì hiệu quả. Nước đã khử phèn đun sôi có thể uống và nấu ăn được. Đây cũng là chất được nhà máy nước dùng như chất keo tụ để làm trong nguồn nước.
Lượng phèn chua thích hợp để lọc khoảng 20 lít là 1g, sau khi hòa vào chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng xuống hết rồi gạn phần nước trong ở trên. Một lượng hoạt chất nhôm sẽ xuất hiện do quá trình kết tủa của phèn chua trong nước những không đáng kể.
Tuy phèn chua cung cấp chất nhôm nhưng thực sự cơ thể con người không cần đến hoạt chất này. Trên thực tế, đa số thức phẩm bạn ăn hàng ngày lại chứa thành phần nhôm nhiều hơn so với mức trung bình khoảng 5mg/kg.
Điều đáng lo ngại ở đây là nếu hấp thụ lượng nhôm quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, đặc biệt là gây ra chứng bệnh Alzheimer – hội chứng suy giảm trí nhớ. Vì vậy, khi sử dụng phèn chua bạn cần lưu ý một số điều sau:
Phải tuân theo quy định mức tối đa được phép sử dụng của cơ quan an toàn để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Không nên sử dụng phèn chua trong thời gian dài
Những người bị mắc chứng âm hư tuyệt đối không tiếp xúc và sử dụng phèn chua
Phèn chua có đặc tính hút ẩm và làm se nên có thể gây ra hiện tượng da khô và bong tróc. Do đó, khi sử dụng ngoài da cần điều chỉnh lượng phèn chua cho phù hợp để tránh tình trạng này.
Phèn chua có phải đường phèn không?
Đường phèn bản thân là loại đường được sản xuất từ mía, thành phần hóa học chủ yếu là saccharose, có thể phân giải thành glucose và frutose. Với công thức hóa học khác nhau, cách sản xuất từ các thành phần nguyên liệu khác nhau, phèn chua là hợp chất vô cơ, còn đường phèn là hợp chất hữu cơ. Cho nên, phèn chua hoàn toàn không phải là đường phèn.
Phèn chua có ăn được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phèn chua có thể làm nguyên liệu trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng phèn chua phải có công thức nhất định, không nên lạm dụng phèn chua để tăng độ giòn, dai cho thức ăn.
Đặc biệt, những người trên 60kg cũng không nên ăn nhiều phèn chua vì có thể gây hại cho sức khỏe.
Trên đây là toàn bộ thông tin về phèn chua. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “phèn chua là gì?”. Và có thể áp dụng các tác dụng tuyệt vời của nó vào đời sống sinh hoạt hàng ngày. Cũng như ứng dụng để điều trị các loại bệnh. Giúp bạn khỏe mạnh hơn. Chúc bạn thành công!