Phú dưỡng hóa là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng tảo nở hoa do tồn đọng quá nhiều chất dinh dưỡng từ các loại phân bón; nước thải vào môi trường nước. Hãy cùng Green tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và giải pháp xử lý tình trạng phú dưỡng hóa trong bài viết sau.
Theo NOAA - Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Hoa Kỳ, phú dưỡng hóa là hiện tượng xảy ra khi có quá nhiều chất dinh dưỡng chủ yếu là nitơ (N) và photpho (P) trong phân bón; nước thải tồn đọng trong môi trường nước. Thêm vào đó, lượng nước thải từ các hoạt động công nghiệp; nông nghiệp và nước thải sinh hoạt đổ ra môi trường nước càng nhiều sẽ càng làm tăng tốc độ phú dưỡng. Đặc biệt là ở các khu vực như ao hồ, vùng nước ven biển,...
Hiện tượng này thường xảy ra khi dung lượng chất dinh dưỡng dư thừa quá mức trong hệ thống sinh thái của nước; chẳng hạn như hồ, sông, hoặc ao; không thể xử lý được lượng chất dinh dưỡng đưa vào. Kết quả là sự gia tăng của các chất này có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của tảo và thực vật nước. Nó tạo ra tình trạng gọi là “đội chất”.
Kể từ những năm 1940, lượng phốt pho (P) toàn cầu đã tăng 18 lần; và lượng nitơ (N) đã tăng hơn 6 lần. Ước tính rằng, lượng phốt pho thải vào các hệ thống thủy sinh mỗi năm đã tăng gấp 3 lần; còn lượng nitơ đã tăng gấp 2 lần.
Ngoài ra, việc khai thác đất đai, phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cùng với sự gia tăng dân số toàn cầu. Điều này đã góp phần làm tăng lượng nước thải vào môi trường. Từ đó gia tăng tình trạng phú dưỡng hóa trong các hệ thống nước.
Sự phát triển của các hoạt động nông nghiệp, trồng cây, chăn nuôi sẽ kéo theo tình trạng gia tăng lượng phân bón, nước thải có chứa N, P. Điều này sẽ làm giải phóng nhiều chất dinh dưỡng hơn vào môi trường nước và không khí.
Các chất tẩy rửa sử dụng trong giặt giũ và vệ sinh chứa nhiều nitơ (N) và phốt pho (P); thường được thải trực tiếp ra cống rãnh mà không qua xử lý. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của các thành phố không thể loại bỏ hoàn toàn N và P khỏi lượng chất thải đổ ra môi trường. Thêm vào đó, sự gia tăng dân số toàn cầu càng làm tăng lượng N và P thải ra. Điều này khiến tình trạng phú dưỡng hóa ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Nhiên liệu hóa thạch như hydrocarbon, than, dầu nhiên liệu và khí tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong sản xuất; giao thông vận tải, sản xuất điện năng và nông nghiệp. Điều này sẽ khiến giải phóng lượng lớn khí thải gây ô nhiễm không khí và nguồn nước. Các hoạt động công nghiệp, máy bay, tàu thuyền; phương tiện giao thông đường bộ và nhà máy điện than là những nguồn thải nitơ (N) đáng kể.
N là nguyên tố có trong thành phần của không khí. Các hoạt động của con người đã tạo ra một lượng N dư thừa đáng kể dưới dạng NOx. Khi gặp mưa; lượng N này đã lắng đọng lại và chảy vào môi trường đất và các vùng nước gần đó.
Kéo theo đó, tình trạng phú dưỡng hóa tăng cao kích thích sự phát triển của hiện tượng tảo nở hoa tạo ra nhiều vùng nước thiếu oxy và làm nhiễm độc cho các sinh vật dưới nước.
>> Xem thêm: Các Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Đơn Giản Và Hiệu Quả
Việc dư thừa chất dinh dưỡng trong môi trường nước thúc đẩy sự phát triển của tảo. Nó gây mất cân bằng hệ sinh thái dưới nước và làm giảm chất lượng nguồn nước. Phú dưỡng hóa còn gây thay đổi đáng kể lưới thức ăn trong ao hồ, sông suối và các hệ sinh thái ven biển. Hậu quả là các loại thực vật phù du ngày càng gia tăng trong nguồn nước. Trong khi vi tảo và đại thực vật đáy giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các loài cá.
Tình trạng thừa dưỡng chất còn dẫn đến thiếu oxy và mất đa dạng sinh học do thiếu oxy hòa tan trong nước; đồng thời thúc đẩy hiện tượng tảo nở hoa. Hơn nữa, phú dưỡng hóa còn làm tăng lượng khí thải nhà kính như khí metan và oxit nitơ; góp phần gây biến đổi khí hậu.
Về mặt kinh tế, phú dưỡng hóa và hiện tượng tảo nở hoa làm tăng chi phí lọc nước và xử lý nước thải. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người, động vật, ngành nuôi trồng thủy sản và cả các lĩnh vực du lịch và khách sạn.
Để xử lý và ngăn ngừa tình trạng phú dưỡng, chính phủ, doanh nghiệp và cả cá nhân cần phải chung tay làm giảm thiểu lượng dưỡng chất thải ra môi trường. Một số giải pháp tiêu biểu để xử lý tình trạng này chẳng hạn như:
Kiểm soát lượng P có trong các sản phẩm giặt xả, tẩy rửa vệ sinh
Kiểm soát tảo nở hoa để duy trì chất lượng nước và hệ sinh thái thủy sinh
Bảo toàn nguồn năng lượng sử dụng trong hộ gia đình giúp giảm thiểu thải dưỡng chất dư thừa gây ô nhiễm không khí
Tích cực di chuyển bằng các phương tiện công cộng để giảm thải lượng NOx vào không khí
Nỗ lực làm giảm lượng khí thải, nước thải tại các mỏ, nhà máy và nước sinh hoạt
Nâng cao trong công tác quản lý sử dụng đất; quản lý cảnh quan và nâng cấp các hệ thống xử lý nước thải
Giảm sử dụng phân bón và giảm thiểu thất thoát chất dinh dưỡng từ nuôi trồng thông qua các biện pháp quản lý chất dinh dưỡng bền vững.
Trồng nhiều cây phủ xanh đồi trọc, ngăn ngừa xói mòn.
>> Xem thêm: Một Số Cách Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Sinh Học Phổ Biến
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về hiện tượng phú dưỡng hóa cũng như nguyên nhân, hậu quả của nó và cách giải quyết. Nếu bạn còn thắc mắc gì. Hãy liên hệ ngay với Green Water để được tư vấn và giải đáp.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024 3514 8260
Hotline: 032 844 8880
Email: admin@greenwater.com.vn
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh
Hotline: 0931 112 900
Email: admin@greenwater.com.vn