Tin tức

Phương Pháp Ozon Hóa Trong Xử Lý Nước Thải Và Nước Cấp

April 19 2023
459 lượt xem

Phương pháp ozon hóa trong xử lý nước thải là phương pháp giảm các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong nước dựa trên độ bền oxy hóa của ozon. Ngoài ra, phương pháp này còn cho phép khử các tạp chất hữu cơ và các hợp chất khác trong nước. Các vi khuẩn bị tiêu diệt nhanh chóng, hiệu quả hơn so với clo. Đây được xem là phương pháp xử lý nước cấp và nước thải tối ưu hiện nay.

Phương Pháp Ozon Hóa Trong Xử Lý Nước Thải Và Nước Cấp
Phương pháp ozon hóa trong xử lý nước thải là phương pháp giảm các chất hữu cơ

Các đặc tính của phương pháp ozon hóa

Ozon ở dạng khí và có màu tóm nhạt. Chúng tồn tại ở tầng thượng quyển ở nhiệt độ - 119 độ C. Ozon hóa lỏng và có màu xanh đậm. Ozon cực kỳ độc hại cho sức khỏe ở nồng độ 0,25mg/l. Nồng độ tối đa cho phép trong khu vực làm việc là 0,01mg/m3. Độ hòa tan của ozon trong nước phụ thuộc vào pH và hàm lượng các chất được hòa tan. Tại môi trường axit hay muối sẽ làm tăng độ hòa tan của ozon nhưng lại ngược lại đối với kiềm.

Chức năng của ozon trong quá trình oxy hóa có thể tiến triển theo 3 hướng khác nhau sau:

  • Thực hiện quá trình oxy hóa trực tiếp với sự tham gia của một nguyên tử oxy
  • Kết hợp giữa chất oxi hóa và toàn bộ phân tử ozon hình thành ozon
  • Vai trò là chất tăng tường oxy hóa trong không khí khi bị ozon hóa

>> Xem thêm: Tác Dụng Của Nước Ion Kiềm Giàu Hydro Là Như Thế Nào?

Ứng dụng của phương pháp ozon hóa

Phương pháp ozon hóa xử lý nước thải và nước cất được ứng dụng phổ biến. Tuy nhiên, được ứng dụng nhiều nhất chính là xử lý nước thải dệt nhuộm, thuộc da, may mắc hay nước thải bệnh viện. Do tính linh hoạt và hiệu suất xử lý cao.

Bên cạnh đó, phương pháp ozon hóa cũng được ứng dụng trong xử lý nước cấp để khử màu, mùi, loại bỏ virus, vi khuẩn... Từ đó, tạo ra các nguồn nước đảm bảo chất lượng, bảo vệ cuộc sống.

Quy trình xử lý nước thải bằng phương pháp ozon hóa

Quy trình xử lý nước thải bằng phương pháp ozon hóa bao gồm 3 giai đoạn chính. Cụ thể như sau:

Giai đoạn cấu thành phân tử ozon

Trước tiên, người ta sẽ cung cấp một lượng khí oxy để hình thành ozon. Ozon được tạo ra do bức xạ tia UV hoặc bằng quá trình phóng điện. Các electron sẽ chuyển đổi phân tử oxy thành nguyên tử oxi và các phân tử ozon. Các gốc hydroxit được hình thành do các nguyên tử oxi không ổn định liên kết với các hydro trong không khí. Đây cũng chính là nhân tố tạo nên các đặc tính oxy hóa của ozon.

Giai đoạn ozon hóa

Tiếp đến, người ta sẽ cho khí ozon hòa tan vào nước thải. Khí ozon sẽ oxy hóa các chất gây ô nhiễm, chất hữu cơ, virus, vi khuẩn trong nước thải. Ozon có thể oxy hóa cả chất hữu cơ và chất vô cơ trong nước thải. Ozon có khả năng phản ứng cực kỳ tốt với phenol trong nồng độ <1000mg>

Giai đoạn lọc sinh học

Đây chính là giai đoạn loại bỏ ni tơ, bùn thải, vi khuẩn triệt để nhờ sục khí sinh học. Cuối cùng, đảm bảo chất lượng nguồn nước thải trước khi xả thải ra môi trường.

Ưu và nhược điểm của phương pháp ozon hóa

Phương Pháp Ozon Hóa Trong Xử Lý Nước Thải Và Nước Cấp
Xử lý bằng phương pháp ozon hóa giúp loại bỏ virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, sắt, mangan và đồng

Mặc dù được đánh giá là một phương pháp có hiệu quả cao. Tuy nhiên, phương pháp ozon hóa vẫn còn tồn tại một số ưu và nhược điểm nhất định.

Ưu điểm

  • Xử lý bằng phương pháp ozon hóa giúp loại bỏ virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, sắt, mangan và đồng.
  • Ozon được hình thành từ các phân tử oxy nên không có các sản phẩm phụ hoặc các sản phẩm thải. Do đó, không gây hậu quả lại cho môi trường.
  • Quá trình xử lý diễn ra một cách nhanh chóng, an toàn không phát sinh các chất độc hại.
  • Thực hiện một cách linh hoạt, nhanh chóng. Tiết kiệm được tối đa thời gian, nhân lực.

>> Xem thêm: Vai Trò Và Ý Nghĩa Của Một Nhà Máy Xử Lý Nước Thải

Nhược điểm

  • Mức chi phí của phương pháp này thường tốn kém hơn so với các phương pháp khác. Cụ thể, phương pháp này sẽ tốn kém hơn khử trùng nước bằng clo. Tuy nhiên, nó lại đem lại hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với clo.
  • Khả năng ăn mòn và độc tính của ozon. Ozon là một khí độc hại cho sức khỏe con người. Do đó, nếu ozon bị rò rỉ nó có thể trở thành mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm. Trên thực tế, ozon có thể gây hại cho sức khỏe con người nếu thời gian tiếp xúc quá lâu.
  • Phương pháp này tiêu tốn khá nhiều năng lượng.

Mặc dù có nhiều nhược điểm nhưng nhìn chưng ozon được mệnh danh là "chất khử trùng xanh" trong xử lý nước thải. Bởi, thời gian tiệt trùng rất nhanh (3 - 8 giây) nhưng hiệu quả khử trùng lại rất cao. Chúng khử hiệu quả hoạt tính của virus hay vi khuẩn hơn các phương pháp khác. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm khác nhau doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.

Kết luận

Phương pháp ozon hóa trong xử lý nước thải đang được nhiều khách hàng lựa chọn. Bởi, đây giải pháp mang lại hiệu quả tối ưu. Đồng thời, phương pháp này còn có nhiều ưu điểm như làm sạch hiệu quả, độ bền, tính ổn định... Hy vọng, với những chia sẻ trên các doanh nghiệp, công ty... sẽ có cho mình những sự lựa chọn phù hợp, hiệu quả. Liên hệ ngay với Green Water để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc nhanh chóng, kịp thời và chính xác.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở cung máy lọc nước, giải pháp xử lý nước. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp giải pháp xử lý nước uy tín, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

  • Tel: 08.3811 2726 – 028.3811 2706 – Fax: 02838119478
  • Hotline: 097 467 5745
Comments