Nước bị nhiễm mặn là một trong những nguồn nước có nguy cơ gây hại tới con người. Xử lý nước nhiễm mặn là nhu cầu cấp bách càng ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Khử mặn trong nước là giải pháp hiệu quả để có được nguồn nước ăn uống tốt hơn. Trong bài viết này, Green xin giới thiệu đến các bạn các phương pháp xử lý nước mặn thành nước ngọt hiệu an toàn hiệu quả nhất.
Nước nhiễm mặn là gì?
Nước nhiễm mặn là nước có chứa hàm lượng lớn các chất muối hòa tan, chủ yếu là NaCl vượt ngưỡng cho phép. Thông thường nguồn nước bị nhiễm mặn chủ yếu là do quá trình xâm nhập của nước biển vào sâu trong đất liền. Điều này khiến cho ao hồ, sông, suối.... bị nhiễm mặn.
Nguyên nhân khiến nước nhiễm mặn
Nước nhiễm mặn chủ yếu là do quá trình xâm chiếm của nước biển. Làm cho các mạch nước ngầm, các nguồn nước trong các sông hồ bị mặn hóa bởi nước biển. Nguyên nhân nước biển xâm nhập có thể do thủy triều, triều cường lên cao tại các vùng ven biển. Nồng độ nước nhiễm mặn trong nước sẽ phụ thuộc vào hiện tượng thủy văn cũng như mức độ của toàn vùng.
Một nguyên nhân khác là do sự biến đổi khí hậu dẫn đến mực nước biển dâng cao hơn hàng năm, lượng mưa ít vào mùa khô làm lượng nước ngọt ít đi. Ngoài ra con người cũng có tác động trực tiếp như việc chặn nước ở đầu nguồn để dự trữ hoặc phục vụ cho các nhà máy thủy điện, việc làm này cũng làm ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cung cấp vào các sông hồ.
Bạn có thể tự nhận biết nước nhiễm mặn hay không bằng cách dùng máy đo độ muối trong nước. Hoặc có thể nhận biết nước nhiễm mặn bằng xúc giác.
Khi dùng nguồn nước nhiễm mặn chưa qua xử lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Nước nhiễm mặn sẽ đi vào cơ thể rồi hút nước từ các tế bảo, gây ra hiện tượng mất nước. Từ đó khiến cho tế bào càng teo nhỏ lại. Khi các tế bào dần chết đi, hệ miễn dịch cũng sẽ suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nên các bệnh lý về tiêu hóa, giảm chức năng đề kháng của cơ thể, thậm chí còn có thể gây suy thận.
Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn trong sinh hoạt sẽ gây ra các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào, viêm da.... Không những thế nguồn nước bị nhiễm mặn dùng trong nông nghiệp sẽ khiến đất đai cằn cỗi, mất mùa. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của người dân.
Vậy nên bạn cần phải tìm cách lọc nước nhiễm mặn để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe cho bản thân.
Các phương pháp xử lý nước mặn thành nước ngọt an toàn hiệu quả
Phương pháp xử lý nước mặn bằng phương pháp chưng cất nhiệt
Đây là cách lọc nước măn được lưu truyền và sử dụng từ thời xa xưa.
Chưng cất nhiệt là phương pháp được lưu truyền và sử dụng khá lâu đời trong dân gian. Phương pháp này thực hiện cũng khá đơn giản khi chỉ cần đun nóng nước cho đến khi sôi để nước bay hơi rồi ngưng tụ lại thành nước tinh khiết.
Ưu điểm của phương pháp này là mức tiêu thụ điện năng khá thấp mà vẫn có thể xử lý mọi loại nước nhiễm mặn với mức độ khác nhau. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm lớn là mất nhiều thời gian và tồn khá nhiều nhiên liệu.
Phương pháp xử lý nước mặn bằng cách trao đổi ion
Người ta sẽ chế biến các tấm nhựa trao đổi ion, nhựa trao đổi ion dương được gọi là cation. Trao đổi ion âm gọi là anion, khi nước biển đi qua bể chứa các tấm nhựa cationit và anionit.
Cation như Na+ đã bị tấm nhựa cationit giữ lại và đẩy vào nước ion H+. Còn anion như Cl- bị nhựa anionit hấp thụ và đẩy ion OH- vào nước. Nước ra khỏi bể có hàm lượng ion Na+ và Cl- nhỏ. Nghĩa là có hàm lượng muối NaCl nhỏ thu được nước ngọt.
[An]OH + HCl → [An]Cl + 2H2O
2[An]OH + H2SO4 → [An] 2SO4 + 2H2O
Ưu điểm của phương pháp lọc này là đơn giản, dễ thực hiện và không tốn kém.
Nhưng phương pháp này cũng có nhược điểm là không loại bỏ hoàn toàn được muối ra khỏi nước. Nguồn nước cho ra sẽ chưa đạt được tiêu chuẩn tinh khiết.
Phương pháp lọc nước nhiễm mặn bằng màng lọc RO
Cách lọc nước biển thành nước ngọt bằng màng RO khá phổ biến. Theo như kết quả thống kê thì có khoảng 16000 nha máy lớn đang sử dụng công nghệ RO
Ưu điểm khi sử dụng công nghệ lọc RO được xem là phù hợp với nguồn nước ở Việt Nam hiện nay. Nó có thể lọc sạch được đến 99% vi khuẩn, có thể xủ lý mọi nguồn nước khác nhau.
Tuy nhiên phương pháp này cũng có 1 số nhược điểm. Để hoạt động cần phải có nguồn điện ổn định. Đồng thời với cách lọc này sẽ cho ra nguồn nước thải lớn.
Trên đây là 3 phương pháp giúp bạn xử lý nước mặn thành nước ngọt mà bạn có thể tham khảo. Hy vong những thông tin bên trên sẽ cung cấp thêm thông tin kiến thức cho bạn.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở cung cấp hệ thống lọc tổng sinh hoạt RO, UF. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung máy lọc nước uy tín, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.