Tin tức

Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Kim Loại Nặng

October 27 2022
310 lượt xem

Kim loại nặng gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và gây hậu quả quả nghiêm trọng đến môi trường đặc biệt là sức khoẻ con người. Vì vậy, hệ thống xử lý nước thải kim loại nặng là rất cần thiết cho các doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ trình bày các thông tin về phương pháp, quy trình xử lý cho các loại nước thải có chứa kim loại nặng.

Kim loại nặng là gì?

Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng lớn hơn 5g/cm3. Chúng có số nguyên tử cao và thường thể hiện tính kim loại ở nhiệt độ phòng. Kim loại nặng được chia làm 3 loại:

  • Các kim loại độc (Hg, Pb, Cu, Ni...)
  • Kim loại quý (Pd, Pt, Ag, Au...)
  • Kim loại phóng xạ (Ra, Am...)

Khi chúng ở dạng nguyên tố thì kim loại nặng không có hại. Tuy nhiên, khi tồn tại ở dạng ion thì kim loại nặng lại rất độc hại cho sức khoẻ chúng ta.

Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Kim Loại Nặng
Xử lý nước thải kim loại nặng là việc làm cần thiết bảo vệ môi trường

>> Xem thêm: 5 Dấu Hiệu Nguồn Nước Ô Nhiễm Nặng Và Biện Pháp Khắc Phục

Hậu quả mà nước thải kim loại chưa xử lý gây ra

Khi chúng ta sử dụng nước chứa kim loại nặng sẽ gây rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài ra, việc hấp thụ chất dinh dưỡng và quá trình bài tiết cũng trở nên khó khăn hơn. Chúng làm kìm hãm sự phát triển của cơ thể. Cụ thể, làm rối loạn tiêu hoá, rối loạn tim mạch, rối loạn chức năng hệ thông thần kinh...

Bên cạnh đó, kim loại nặng khi tiếp xúc qua da còn làm kích ứng da, tích tụ về lâu dài sẽ gây viêm da, các bệnh về da... Đối với các động vật, vi sinh vật sẽ bị các bệnh về đột biến.

Phương pháp xử lý nước thải kim loại nặng trong nước

Có rất nhiều phương pháp để xử lý kim loại nặng trong nước như phương pháp hoá lý, hoá học, sinh học. Tại các nhà mày nước thải có chứa hàm lượng kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải được xử lý khi thải ra môi trường.

Phương pháp kết tủa hoá học

Phương pháp này dựa trên phản ứng hoá học giữa chất đưa vào nước thải với các kim loại cần tách. Ở độ pH thích hợp sẽ tạo thành chất kết tủa và được tách ra khỏi nước bằng phương pháp lắng.

Phương pháp này thường được dùng là kết tủa kim loại dưới dạng hydroxit bằng cách trung hoà đơn giản các chất thải axit. Độ pH kết tủa cực đại của tất cả kim loại không trùng nhau. Sau đó, ta cần tìm vùng có độ pH tối ưu, giá trị từ 7 - 10,5. Dựa theo giá trị cực tiểu để loại bỏ kim loại mà không gây độc hại.

Ưu điểm của phương pháp này:

  • Đơn giản, dễ sử dụng
  • Rẻ tiền, nguyên vật liệu dễ kiếm
  • Xử lý được nhiều kim loại và có hiệu quả xử lý cao
  • Xử lý nước thải đối với nhà máy có quy mô lớn

Nhược điểm phương pháp này:

  • Nồng độ kim loại cao thì phương pháp chưa xử lý được hoàn toàn
  • Tạo ra bùn thải kim loại
  • Tốn nhiều chi phí vận chuyển, chôn lấp

Phương pháp hấp thụ

Trong quá trình hấp thụ thông thường diễn ra 2 kiểu hấp thụ vật lý và hấp thụ hoá học.

Hấp thụ vật lý: Là sự tương tác yếu và thuận nghịch nhờ lực hút tĩnh điện giữa các ion kim loại và các tâm hấp phụ. Mối liên kết này yếu do vậy thuận lợi cho quá trình nhả hấp phụ và thu hồi kim loại quý.

Hấp thụ hoá học: Là quá trình xảy ra các phản ứng tạo liên kết hoá học giữa ion kim loại nặng và các nhóm chức của tâm hấp phụ. Thông thường, các ion kim loại nặng phản ứng tạo phức đối với các nhóm chức trong chất hấp phụ. Mối liên kết này bền và khó bị phá vỡ.

Sau khi thực hiện hấp phụ để xử lý chất độc trong nước nói chung và kim loại nặng nói riêng thì người ta tiến hành nhả hấp thụ để hoàn nguyên và tái sinh.

Phương pháp điện hoá

Tách kim loại bằng cách nhúng các điện cực trong nước thải có chứa kim loại nặng. Cụ thể, chúng ta sẽ cho một dòng điện 1 chiều chạy qua. Ứng dụng sự chênh lệch điện thế giữa hai điện cực kéo dài vào bình điện phân để hình thành dòng điện định hướng. Các cation chuyển dịch về phía catot. Anion chuyển về phía anot. Khi điện áp đủ lớn sẽ xảy ra phản ứng điện cực.

Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Kim Loại Nặng
Tách kim loại bằng cách nhúng các điện cực trong nước thải có chứa kim loại nặng

>> Xem thêm: Vì Sao Nước Sinh Hoạt Có Màu Vàng Nhạt?

Phương pháp sinh học

Phương pháp này sử dụng những vi sinh vật đặc trưng. Thông thường, các vi sinh vật được sử dụng là: nấm, tảo, vi khuẩn...Hoặc dương xỉ, cây thơm ổi... là loài thực vật sống trong môi trường kim loại nặng. Chúng có khả năng hấp thụ và tách các kim loại nặng và độc hại. Thực vật sẽ phản ứng đối với sự có mặt của các ion kim loại trong môi trường.

Cơ chế hập thụ kim loại nặng như sau:

Giai đoạn 1: Tích tụ các kim loại nặng và sinh khối. Sau đó, chúng sẽ làm giảm nồng độ các kim loại này ở môi trường nước.

Giai đoạn 2: Sau quá trình phát triển tối ưu nhất sinh khối, vi sinh vật sẽ lắng xuống đáy bùn. Hoặc chúng có thể kết thành mảng nổi trên bề mặt. Do đó, chúng ta cần phải lọc hoặc thu sinh khối ra khỏi môi trường nước.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở cung cấp giải pháp xử lý nước thải. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp các giải pháp xử lý nước thải uy tín, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments
call