Nước thải nhiễm mặn là một trong những thách thức lớn trong công tác bảo vệ môi trường và đảm bảo nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. Tình trạng nước thải có hàm lượng muối cao ngày càng phổ biến tại các khu công nghiệp. Việc tìm ra phương pháp xử lý nước thải nhiễm mặn hiệu quả, tiết kiệm chi phí và phù hợp với từng điều kiện thực tế là điều vô cùng cần thiết. Trong bài viết dưới đây, Green sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các giải pháp xử lý nước thải nhiễm mặn hiệu quả nhất hiện nay.

Tìm hiểu về nước thải nhiễm mặn
Trước khi lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp, chúng ta cần hiểu rõ nước thải nhiễm mặn là gì. Cũng như nguồn gốc của nước thải nhiễm mặn như thế nào.
Định nghĩa về nước thải nhiễm mặn
Nước thải nhiễm mặn là loại nước thải có hàm lượng muối (chủ yếu là NaCl) vượt quá ngưỡng cho phép theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2009, cụ thể là trên 300 mg/l. Đây là loại nước thải có nồng độ muối cao. Thực trạng này gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Việc xử lý nước thải nhiễm mặn đòi hỏi các phương pháp đặc thù. Bởi vì muối không thể loại bỏ bằng những quy trình xử lý nước thải thông thường. Đặc biệt, nước thải nhiễm mặn thường phát sinh ở các khu vực ven biển và những ngành công nghiệp đặc thù.
Nguồn gốc của nước thải nhiễm mặn
Nước thải nhiễm mặn xuất hiện từ nhiều nguồn khác nhau trong đời sống và sản xuất. Hiểu rõ các nguồn phát sinh sẽ giúp lựa chọn được phương pháp xử lý phù hợp.
- Xả thải từ nhà máy xử lý nước thải không hiệu quả: Khi hệ thống xử lý không loại bỏ được các hợp chất chứa muối và natri, nước thải xả ra sẽ có nồng độ mặn cao. Vấn đề này gây ô nhiễm nghiêm trọng. Trong các trường hợp này, xử lý nước thải nhiễm mặn cần được thực hiện ngay từ đầu nguồn. Từ đó giúp hạn chế phát sinh nước thải có hàm lượng muối vượt ngưỡng cho phép.
- Hoạt động công nghiệp: Những nhà máy công nghiệp thường sử dụng nước biển hoặc nguyên liệu chứa muối trong quá trình sản xuất. Vấn đề này dẫn đến lượng muối trong nước thải tăng cao. Nếu không xử lý nước thải nhiễm mặn đúng cách, lượng muối tồn dư sẽ tiếp tục xâm nhập vào môi trường. Do đó, gây ô nhiễm đất và nước.
- Nuôi trồng thủy sản: Nước thải từ các ao nuôi tôm, cá biển, đặc biệt là ở các vùng ven biển, thường có nồng độ muối rất cao. Nước thải từ hoạt động này nếu không được thu gom và xử lý đúng quy trình sẽ làm tăng độ mặn của các vùng nước lân cận. Việc xử lý nước thải nhiễm mặn trong nuôi trồng thủy sản là yêu cầu bắt buộc. Điều này giúp bảo vệ nguồn nước sinh hoạt và nông nghiệp.
>> Xem thêm: Xử Lý Nước Thải Bằng Công Nghệ SBR Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động Và Ưu Điểm
Tác hại của nước thải nhiễm mặn
Việc không xử lý nước thải nhiễm mặn sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sản xuất và đời sống sinh hoạt.

Ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt
Nước thải nhiễm mặn khi xâm nhập vào hệ thống nước sinh hoạt sẽ làm hư hỏng các thiết bị. Đồng thời, gây ăn mòn đường ống, vòi nước và các vật dụng gia đình. Bên cạnh đó, sử dụng nước nhiễm mặn lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, gây ra các bệnh lý về da và hệ tiêu hóa.
Tình trạng này không chỉ gây phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, còn làm tăng chi phí sửa chữa, thay thế thiết bị bị ăn mòn.
Tác động đến sản xuất nông nghiệp và công nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp, việc tưới tiêu bằng nước thải nhiễm mặn sẽ khiến cây trồng còi cọc. Từ đó, giảm năng suất và làm thoái hóa đất canh tác. Ngoài ra, nước mặn có thể gây ăn mòn thiết bị công nghiệp, làm giảm tuổi thọ máy móc. Do đó, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất. Những tác động này nếu không được kiểm soát sẽ gây thiệt hại lâu dài cho doanh nghiệp và cộng đồng.
Các phương pháp xử lý nước thải nhiễm mặn hiệu quả hiện nay
Hiện nay, có nhiều công nghệ xử lý nước thải được ứng dụng tùy theo từng loại nước thải và mức độ nhiễm mặn khác nhau. Trong đó, phương pháp sinh học kết hợp công nghệ vật lý - hóa học được sử dụng phổ biến.

Xử lý nước thải nhiễm mặn bằng phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học sử dụng vi sinh vật ưa mặn có khả năng sống và phát triển trong môi trường nước thải có độ mặn cao. Đây là giải pháp thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí vận hành.
Giai đoạn kỵ khí: Trong giai đoạn đầu, nước thải nhiễm mặn được xử lý trong điều kiện không có oxy, sử dụng vi sinh vật kỵ khí ưa mặn để phân hủy các hợp chất hữu cơ. Quá trình này giúp giảm lượng bùn. Đồng thời, xử lý khoảng 80% COD trong nước thải. Việc duy trì điều kiện kỵ khí ổn định sẽ giúp vi sinh vật hoạt động tốt. Cũng như tạo môi trường thuận lợi cho các bước xử lý tiếp theo.
Giai đoạn hiếu khí: Sau khi xử lý kỵ khí, nước thải tiếp tục được xử lý trong môi trường hiếu khí. Ở giai đoạn này, các loại nấm men và vi khuẩn chịu mặn sẽ phân hủy phần chất hữu cơ còn lại. Điều này giúp nâng cao hiệu quả xử lý COD. Việc cấp khí liên tục sẽ đảm bảo vi sinh vật hiếu khí phát triển ổn định và duy trì hiệu quả xử lý.
Giai đoạn Nitri hóa và Anammox: Ở bước này, vi khuẩn hiếu khí ưa mặn sẽ chuyển hóa amoni trong nước thải thành nitrit. Sau đó, vi khuẩn anammox kỵ khí tiếp tục chuyển nitrit và amoni thành khí nitơ. Từ đó, giúp loại bỏ hoàn toàn hợp chất nitơ độc hại. Quy trình này giúp nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải. Đồng thời, đảm bảo an toàn cho môi trường.
Kết hợp với công nghệ vật lý - hóa học
Bên cạnh công nghệ sinh học, việc kết hợp các phương pháp vật lý - hóa học như thẩm thấu ngược (RO), chưng cất. Hoăc điện thẩm cũng được áp dụng để xử lý nước thải nhiễm mặn.
Các công nghệ này có khả năng loại bỏ muối và các chất rắn hòa tan với hiệu suất cao. Tuy nhiên chi phí đầu tư và vận hành thường lớn hơn so với công nghệ sinh học. Việc kết hợp linh hoạt giữa sinh học và vật lý - hóa học sẽ giúp tối ưu hóa chi phí và hiệu quả xử lý nước thải.
>> Xem thêm: Khám Phá Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Kết luận
Xử lý nước thải nhiễm mặn là giải pháp cấp thiết để bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và duy trì nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp xử lý nước thải tối ưu, hãy liên hệ tới Green. Chúng tôi tự tin mang đến giải pháp xử lý nước thải phù hợp với nhu cầu của từng gia đình.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh