Tin tức

Quá Trình Và Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tự Làm Sạch Của Nguồn Nước

November 20 2023
811 lượt xem

Mặc dù chúng ta nghe rất nhiều về các vấn đề liên quan đến cách xử lý nước thải tối ưu hay làm sao để xử lý nước đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường… Có bao giờ bạn tự hỏi đến khả năng tự làm sạch của nguồn nước chưa? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Green Water tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Quá Trình Và Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tự Làm Sạch Của Nguồn Nước
Quá Trình Và Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tự Làm Sạch Của Nguồn Nước

I. Tìm hiểu về khả năng tự làm sạch của nguồn nước

Khả năng tự làm sạch của nguồn nước là một hiện tượng quan trọng, mô tả khả năng tự giảm nồng độ tạp chất đến một mức độ ô nhiễm nhất định. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra trong một giới hạn nhất định và không phải là vô hạn. Khi nước thải được xả trực tiếp vào nguồn nước, hiệu suất của quá trình tự làm sạch sẽ tăng lên nếu nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải tuân theo các tiêu chuẩn xả thải được phép.

Khả năng tự làm sạch của nguồn nước phụ thuộc vào các điều kiện pha loãng giữa nước thải và nguồn nước. Quá trình này thường xuyên được thực hiện thông qua ba giai đoạn quan trọng:

  • Quá trình xáo trộn và pha loãng. Trong giai đoạn này, sự kết hợp giữa nước thải và nguồn nước xảy ra. Điều này giúp giảm độ cồn chất ô nhiễm và tăng khả năng pha loãng chúng trong môi trường nước.

  • Quá trình khoáng hoá chất bẩn hữu cơ. Nước thải có thể chứa các chất hữu cơ độc hại. Và quá trình khoáng hoá giúp chuyển chúng thành các hợp chất ít độc hại hơn, giảm tác động xấu đến nguồn nước.

  • Quá trình lắng đọng. Các chất bẩn có thể lắng xuống dưới đáy nguồn nước dưới tác động của trọng lực. Giảm khả năng chúng được giữ lại trong nước.

II. Các quá trình ảnh hưởng đến khả năng làm sạch của nguồn nước

1. Quá trình xáo trộn ảnh hưởng đến khả năng làm sạch của nguồn nước

Quá trình xáo trộn, hay còn gọi là quá trình pha loãng, là một phương pháp quan trọng trong xử lý nước thải. Trong đó nước thải được hòa trộn với nguồn nước để giảm độ cồn của chất ô nhiễm. Trong môi trường tự nhiên, có sự cân bằng khép kín giữa đời sống thực vật, động vật và vi sinh vật trong nguồn nước. Tuy nhiên, khi nước thải được xả vào nguồn nước, quá trình xáo trộn sẽ xảy ra và hiệu suất của quá trình tự làm sạch phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có tỷ lệ lưu lượng giữa nước thải và nguồn nước.

Công thức tính hệ số pha trộn được mô tả bởi công thức:

n = Q + qq + C – CngCgh – Cng

Trong đó :

  • Q: Tổng lưu lượng nguồn nước tham gia vào quá trình xáo trộn (m3/s)

  • q: Lưu lượng của nước thải đi vào nguồn (m3/s)

  • C: Hàm lượng của chất bẩn có trong nước thải (mg/l)

  • Cng: Hàm lượng của chất bẩn có trong nguồn nước (mg/l)

  • Cgh: Hàm lượng lượng giới hạn của hàm lượng nước thải và nguồn nước sau quá trình xáo trộn kỹ (mg/l).

Công thức này giúp xác định mối quan hệ giữa lưu lượng nước thải và nguồn nước tham gia vào quá trình xáo trộn, và hệ số n sẽ đặc trưng cho sự hiệu quả của quá trình tự làm sạch. Trên thực tế, chỉ một phần nhỏ của lưu lượng nguồn nước tham gia vào quá trình xáo trộn. Hệ số này sẽ được đo đạc và biểu thị chi tiết.

>> Xem thêm: Bạn Đã Biết Cách Xử Lý Giếng Khoan Bị Cát Hiệu Quả Chưa?

2. Quá trình khoáng hóa ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của nguồn nước

Quá trình khoáng hóa, một khía cạnh quan trọng của chu trình sinh học, đại diện cho việc phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các khoáng chất đơn giản. Ví dụ như CO2, H2O, NO3-, NH4 +, Ca2 +, Mg2 +, K +... Đây là một chuỗi biến đổi phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Các chất hữu cơ phức tạp ban đầu được chia thành các chất trung gian. Ví dụ như protein được chia thành peptit. Sau đó là axit amin; các hidrocarbon được chia nhỏ để tạo thành các hợp chất đường, và chúng tiếp tục bị phân hủy để tạo thành các sản phẩm cuối cùng là khoáng chất.

Để đánh giá lượng khoáng hóa trong nguồn nước, có thể sử dụng phương pháp xác định tổng độ chất khoáng, viết tắt là TDS. Phương pháp này tính theo trọng lượng cặn khô. Tức là trọng lượng của nguyên liệu còn lại sau khi chưng cất và làm khô một lít nước ở 105 ° C – 110 ° C. Việc theo dõi lượng chất khoáng hóa trong nguồn nước là quan trọng để đảm bảo sự ổn định của dòng chảy, chất lượng theo thời gian. Đồng thời để hiểu rõ mối quan hệ giữa nước thải khoáng hóa và nguồn nước khoáng hoá.

3. Quá trình lắng đọng ảnh hưởng đến khả năng làm sạch của nguồn nước

Lắng đọng là quá trình mà các hạt rắn trong chất lỏng chịu tác động của trọng lực. Hoặc do chuyển động li tâm, và di chuyển xuống đáy để tạo thành chất trầm tích. Trong quá trình này, các hạt rắn trong chất lỏng chịu ảnh hưởng của lực trọng từ trái đất và di chuyển theo chiều của lực tác động.

Trong môi trường nước thải, quá trình lắng đọng thường xảy ra khi nước thải chảy vào bể lắng. Nước thải qua bể lắng được giữ lại và xử lý một cách hiệu quả. Đặc biệt là với việc loại bỏ các chất rắn lơ lửng thông qua ảnh hưởng của lực trọng theo thời gian. Bể lắng thường yêu cầu diện tích xây dựng lớn và có hiệu suất cơ bản là khoảng 60%, nhằm giảm thời gian xử lý.

Tương tự, trong nguồn nước tự nhiên, quá trình lắng cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như lưu lượng nước, thời gian lắng, tỷ trọng của các hạt, độ sâu của nước, tải lượng nước tại một vùng cụ thể, tốc độ dòng chảy, nhiệt độ, và nhiều yếu tố khác. Các điều kiện này ảnh hưởng đến quá trình lắng và có thể tạo ra các phân lớp khác nhau của nước. Giúp loại bỏ các hạt rắn và cải thiện chất lượng nước.

III. Khả năng tự làm sạch của nguồn nước bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?

1. Ảnh hưởng của nồng độ chất bẩn ban đầu

Nồng độ chất bẩn ban đầu (BOD) đóng vai trò quan trọng trong quá trình tự làm sạch của nguồn nước. Sự tồn tại của chất hữu cơ trong nước thải và quá trình xáo trộn đều liên quan chặt chẽ đến quá trình khoáng hoá. Hàm lượng oxy hòa tan, một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Cũng phụ thuộc lớn vào nồng độ BOD ban đầu.

Ngoài chất hữu cơ, nước thải còn chứa các vi trùng gây bệnh. Ví dụ như vi trùng thương hàn và lị, có khả năng sinh sống lâu trong nước và gây ô nhiễm nặng. Điều này ảnh hưởng đến quá trình tự làm sạch, đặc biệt là trong mùa lạnh. Do đó, việc thực hiện giai đoạn khử trùng là cần thiết để đảm bảo an toàn khi xả thải vào nguồn nước.

2. Nhiệt độ

Quá Trình Và Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tự Làm Sạch Của Nguồn Nước
Nhiệt độ

Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chế độ oxy của nguồn nước. Nước nóng có thể giảm hàm lượng oxy, nhưng tăng cường quá trình oxy hóa chất hữu cơ. Trong mùa lạnh, nhiệt độ thấp làm tăng hàm lượng oxy, nhưng các vi sinh vật hiếu khí lại hoạt động yếu ớt, làm chậm quá trình này.

3. Cặn lắng

Cặn lắng, xuất phát từ chất lơ lửng trong nước thải chưa được xử lý, ảnh hưởng đến quá trình tự làm sạch. Cặn lắng có thể phân hủy kịp thời khi có đủ oxy, tạo ra khí độc như H2S, CO2. Tuy nhiên, khi nước thải chưa được xử lý đổ vào nguồn nước. Quá trình này diễn ra liên tục và kéo dài. Điều này làm suy giảm chất lượng nguồn nước và ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.

>> Xem thêm: Lợi Ích Và Tác Hại Của Nước Đá Tinh Khiết Có Thể Bạn Chưa Biết

IV. Kết luận

Như đã đề cập phía trên, khả năng tự làm sạch của nguồn nước sẽ trải qua rất nhiều quá trình và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng điều quan trọng nhất để nguồn nước tự làm sạch hiệu quả đó là chúng ta phải có trách nghiệm xử lý nước thải ô nhiễm thật tối ưu trước khi xả thải vào nguồn nước. Chúng tôi mong rằng bài viết này có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới mẻ và dễ dàng ứng dụng được trong thực tế đời sống của bạn về sau. Mọi thông tin chi tiết, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Green Water để được tư vấn và giải đáp.

Thông tin liên hệ :

CÔNG TY TNHH GREEN

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 3514 8260

  • Hotline: 032 844 8880

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh

  • Hotline: 0931 112 900

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Comments