Xử lý nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí được áp dụng trong nhiều hệ thống xử lý nước thải. Mục đích chính là xử lý BOD, COD trong nước. Từ đó, giúp cho nguồn nước trở nên trong sạch và an toàn hơn trước khi xả ra môi trường. Vậy, phương pháp này là gì? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Green Water.
I. Khải niệm xử lý nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí
Phương pháp xử lý nước thải sử dụng vi sinh vật hiếu khí đã chứng minh là một cách hiệu quả để loại bỏ chất hữu cơ có nồng độ cao như COD và BOD trong nước, đồng thời đảm bảo không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Các vi khuẩn hiếu khí này sử dụng chất hữu cơ và khoáng chất như nguồn dinh dưỡng để sản xuất năng lượng. Quá trình phân huỷ chủ yếu tạo ra các chất vô cơ đơn giản . Ví dụ như khí CO2, H2O, N2 và ion sulfite. Những chất này không gây ô nhiễm và có thể giúp giảm các chỉ tiêu ô nhiễm BOD và COD hiệu quả.
II. Ưu và nhược điểm của vi sinh vật hiếu khí xử lý nước thải
1. Ưu điểm
So sánh với các phương pháp xử lý nước thải kỵ khí, công nghệ hiếu khí mang lại nhiều ưu điểm vượt trội. Quá trình xử lý bằng hiếu khí làm cho việc xử lý nước thải trở nên toàn diện, an toàn và triệt để hơn. Điểm nổi bật của công nghệ này là không phát sinh sản phẩm phụ sau quá trình xử lý. Do đó không gây ô nhiễm thứ cấp như một số phương pháp hoá học hoặc hoá lý.
Hiệu suất xử lý của phương pháp hiếu khí rất cao, thường đạt từ 90 - 95%, cho kết quả rất ấn tượng. Ngoài ra, quá trình xử lý chất hữu cơ diễn ra nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng. Phương pháp này cũng phù hợp với nguồn nước đầu vào có nồng độ COD dưới 2000mg/L.
Công nghệ hiếu khí có khả năng loại bỏ cả chất béo, dầu mỡ và amoniac trong nước thải, đem lại hiệu quả toàn diện và bền vững. Ngoài ra, phương pháp này ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thấp, giúp duy trì hiệu quả xử lý dưới điều kiện khí hậu khác nhau. Tóm lại, công nghệ xử lý nước thải bằng hiếu khí là một lựa chọn hiệu quả và tiên tiến cho việc xử lý nước thải hiện nay.
2. Nhược điểm
Diện tích và chi phí đầu tư: Các công trình xử lý nước thải vi sinh vật hiếu khí thường yêu cầu diện tích xây dựng tương đối lớn và đầu tư ban đầu khá cao cho trang thiết bị. Điều này đòi hỏi kế hoạch và quản lý tài chính cẩn thận để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và bền vững trong dài hạn.
Máy sục khí thường xuyên: Để cung cấp đủ lượng oxy cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển, hệ thống cần sử dụng máy sục khí thường xuyên và liên tục. Điều này đòi hỏi sự theo dõi và bảo trì kỹ lưỡng để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và tránh sự cố.
Ổn định tải trọng hữu cơ: Các thay đổi đột ngột về tải trọng hữu cơ trong nước thải có thể ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý của hệ thống vi sinh vật hiếu khí. Việc kiểm soát và điều chỉnh tải trọng hữu cơ là cần thiết để duy trì hiệu quả của hệ thống trong các điều kiện khác nhau.
Xử lý bùn dư: Sau quá trình xử lý, lượng bùn dư cần phải được loại bỏ một cách riêng biệt. Quá trình xử lý bùn dư yêu cầu phương pháp và cơ sở hạ tầng riêng biệt để đảm bảo xử lý an toàn và không gây ô nhiễm môi trường.
III. Quy trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí
Tại đây, vi sinh vật hiếu khí được sử dụng để phân huỷ chất hữu cơ trong nước, cần điều kiện cung cấp đủ khí oxy.
Quá trình phân huỷ chất hữu cơ bởi vi sinh vật hiếu khí được biểu diễn bằng các phản ứng hoá học sau:
(CHO)nNS + O2 → CO2 + H2O + NH4+ + H2S + Tế bào VSV + ∆H
Phương pháp này bao gồm 3 giai đoạn xử lý:
1. Giai đoạn 1
Quá trình oxy hoá hoàn toàn các chất hữu cơ trong nước, nhằm cung cấp năng lượng cho tế bào theo công thức:
CxHyOzN + (x+ + + ) O2 → xCO2 + H2O + NH3
2. Giai đoạn 2
Diễn ra quá trình đồng hóa và tổng hợp để xây dựng tế bào:
CxHyOzN + NH3 + O2 → xCO2 + C5H7NO2
3. Giai đoạn 3
Diễn ra quá trình dị hoá và hô hấp nội bào:
C5H7NO2 + 5O2 → xCO2 + H2O
NH3 + O2 → O2 + HNO2 → HNO3
Các quá trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí có thể diễn ra tự nhiên hoặc nhân tạo, và phụ thuộc vào từng nhóm vi sinh vật sử dụng.
Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng được áp dụng trong các hệ thống khử chất hữu cơ chứa carbon thông qua hồ làm thoáng hoặc bùn hoạt tính.
Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật dạng bám dính được sử dụng trong các quá trình. Ví dụ như bùn hoạt tính bám sinh, bể lọc cao tải, đĩa sinh học, bể phản ứng Nitrat
IV. Ứng dụng của phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí
Phương pháp xử lý nước thải vi sinh vật hiếu khí đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống xử lý nước thải. Dưới đây là các ứng dụng cụ thể:
Cánh đồng tưới, bãi lọc sinh học.
Bể bùn hoạt tính.
Bể lọc sinh học.
Lọc sinh học nhỏ giọt.
Mương oxy hoá.
Đĩa quay sinh học.
Bể sinh học hiếu khí gián đoạn SBR.
Bể sinh học Unitank.
Bể hiếu khí Aerotank.
V. Kết luận
Trên đây là thông tin về xử lý nước thải sử dụng vi sinh vật hiếu khí. Hy vọng đã giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về phương pháp này và chủ động ứng dụng trong các hệ thống xử lý nước thải. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn bởi các chuyên gia của Green Water.
Thông tin liên hệ :
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024 3514 8260
Hotline: 032 844 8880
Email: admin@greenwater.com.vn
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh