Xử lý nước thải trường học là một trong những vấn đề môi trường cần được đặc biệt quan tâm trong thời đại hiện nay. Nếu không được xử lý đúng cách, nước thải trường học không chỉ gây ô nhiễm môi trường. Vấn đền này còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Hãy cùng Green tìm hiểu chi tiết về quy trình này trong bài viết dưới đây.

Nguồn gốc và đặc tính của nước thải trường học
Trước hết, bạn cần nhận diện rõ nguồn gốc cũng như đặc điểm ô nhiễm của loại nước thải này. Đây là bước nền tảng để xây dựng một hệ thống xử lý phù hợp và hiệu quả.
Các nguồn phát sinh nước thải trong trường học
Nước thải trường học chủ yếu được hình thành từ ba khu vực chính. Đó là nhà ăn, khu vệ sinh và các phòng thí nghiệm. Tại nhà ăn, nước thải phát sinh từ quá trình chế biến thực phẩm, rửa chén và dọn dẹp. Những dòng nước thải này chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy như tinh bột, dầu mỡ, thức ăn thừa. Trong khi đó, khu vệ sinh là nơi thải ra nước mang theo các vi sinh vật gây bệnh và chất thải cơ thể. Ngoài ra, một số trường học có phòng thí nghiệm cũng phát sinh lượng nhỏ nước thải chứa hóa chất sau khi được pha loãng.
Từ ba nguồn chính trên, nước thải trường học mang tính chất hỗn hợp, có đặc điểm gần giống nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, đôi khi còn phức tạp hơn do có sự hiện diện của hóa chất hoặc dầu mỡ. Vấn đề này còn tùy thuộc vào quy mô và loại hình trường học.
Thành phần và mức độ ô nhiễm
Nước thải trường học có chứa nhiều chất ô nhiễm. Chúng bao gồm chất hữu cơ như protein, carbohydrate, lipid; chất rắn lơ lửng; dầu mỡ và vi khuẩn. Mức độ ô nhiễm trong nước thải thường được đánh giá thông qua các chỉ số như BOD, COD, TSS và Coliform. BOD và COD phản ánh lượng chất hữu cơ trong nước, TSS cho biết lượng chất rắn không hòa tan. Trong khi đó, Coliform thể hiện sự có mặt của vi sinh vật gây bệnh. Nếu không được xử lý kỹ lưỡng, những thành phần này sẽ gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe học sinh cũng như hệ sinh thái xung quanh.
>> Xem thêm: Giải Pháp Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Hóa Chất Mà Bạn Nên Biết
Tiêu chuẩn xử lý nước thải trường học theo quy định
Sau khi xác định nguồn gốc và đặc tính nước thải, bước tiếp theo là phải nắm rõ các tiêu chuẩn xử lý để đảm bảo hệ thống hoạt động đúng quy chuẩn môi trường và không gây tác hại đến cộng đồng.

Các quy chuẩn pháp lý liên quan đến nước thải trường học
Tại Việt Nam, nước thải trường học cần phải tuân thủ theo QCVN 14:2008/BTNMT. Đây là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Trong trường hợp trường học có hoạt động đặc thù như các cơ sở đào tạo nghề có sử dụng hóa chất, quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cũng được xem xét áp dụng.
Việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định này không chỉ là nghĩa vụ pháp lý. Đây còn là trách nhiệm của nhà trường trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe của thế hệ trẻ.
Những thông số môi trường cần kiểm soát
Các chỉ số như BOD5, COD, TSS và Coliform là những thông số cần được theo dõi sát sao trong quá trình xử lý. Nếu các thông số này vượt ngưỡng cho phép, hệ thống cần được điều chỉnh để đảm bảo nước thải sau xử lý đạt chất lượng trước khi xả ra môi trường. Đặc biệt, chỉ số vi sinh như Coliform là yếu tố quyết định tính an toàn khi nước thải chảy ra nguồn nước tiếp nhận như mương, hồ, ao hay sông.
Quy trình xử lý nước thải trường học hiệu quả và an toàn
Một hệ thống xử lý nước thải trường học hiệu quả phải đảm bảo loại bỏ được toàn bộ các chất gây ô nhiễm. Chúng đến từ rác thô, dầu mỡ, đến các chất hữu cơ và vi khuẩn gây bệnh. Quy trình xử lý cần diễn ra theo từng bước khoa học. Do đó phù hợp với điều kiện vận hành tại trường học.
Giai đoạn tiền xử lý
Trước khi đưa nước thải vào hệ thống chính, cần có giai đoạn tiền xử lý để loại bỏ các chất rắn, rác thải lớn và dầu mỡ. Việc này giúp bảo vệ máy móc, thiết bị phía sau. Đối với nước thải từ nhà ăn, nước sẽ được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ rác lớn như xương, thức ăn thừa, giấy vụn. Tiếp theo, nước được dẫn vào bể tách dầu mỡ nhằm loại bỏ lượng dầu dư thừa trong quá trình nấu nướng. Dầu mỡ nếu không được tách bỏ sẽ gây tắc nghẽn hệ thống. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý sinh học.
Nước thải từ nhà vệ sinh được dẫn qua hầm tự hoại. Tại đây, chất rắn sẽ lắng xuống đáy và được phân hủy một phần nhờ vi sinh vật kỵ khí. Quá trình này giúp giảm nồng độ BOD và loại bỏ mùi hôi ban đầu.
Giai đoạn điều hòa
Sau khi qua giai đoạn tiền xử lý, tất cả dòng nước thải được đưa vào bể điều hòa. Đây là bước cực kỳ quan trọng nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước. Trong bể điều hòa, hệ thống sục khí được lắp đặt nhằm khuấy đều nước, tránh lắng cặn. Từ đó giúp duy trì điều kiện thuận lợi cho các quá trình sinh học phía sau.
Việc điều hòa lưu lượng giúp ngăn ngừa tình trạng quá tải hệ thống xử lý khi lưu lượng nước tăng đột ngột. Đồng thời tối ưu hiệu quả xử lý sinh học.
Giai đoạn thiếu khí
Tiếp theo, nước thải sẽ chảy qua bể thiếu khí. Đây là nơi xảy ra quá trình khử Nitơ. Trong khi đó, các vi sinh vật sẽ biến đổi Nitrat thành khí Nitơ để thoát ra ngoài. Đồng thời, BOD cũng được giảm mạnh trong điều kiện thiếu oxy. Để đảm bảo hiệu quả, nước trong bể thiếu khí thường được tuần hoàn từ bể hiếu khí phía sau để bổ sung lượng Nitrat cần thiết cho quá trình khử.
Quá trình này giúp làm giảm nguy cơ gây phú dưỡng ở nguồn nước tiếp nhận. Đồng thời nâng cao hiệu quả tổng thể của hệ thống.
Giai đoạn sinh học hiếu khí kết hợp màng lọc MBR
Tại bể sinh học hiếu khí có tích hợp màng lọc MBR, vi sinh vật sẽ sử dụng oxy để phân hủy các chất hữu cơ còn sót lại trong nước. Màng lọc sinh học dạng sợi rỗng sẽ giữ lại bùn hoạt tính và vi sinh vật. Đồng thời cho phép nước sạch đi qua màng.
Nhờ sự kết hợp giữa xử lý sinh học và cơ học, công nghệ MBR có khả năng loại bỏ tới 99% chất rắn, chất hữu cơ và vi sinh vật. Điều này giúp đảm bảo nước sau xử lý đạt chuẩn xả thải.
Giai đoạn lắng và khử trùng
Sau khi qua bể sinh học, nước thải được đưa vào bể lắng để loại bỏ cặn còn lại. Cặn sinh học này được đưa đến bể chứa bùn để xử lý tiếp. Nước trong sẽ tiếp tục được đưa qua bể khử trùng. Tại đây, hóa chất khử trùng hoặc hệ thống UV được sử dụng để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn, virus có khả năng gây bệnh. Nhờ bước xử lý cuối cùng này, nước thải đầu ra hoàn toàn đạt chuẩn trước khi xả ra môi trường.
Lợi ích khi ứng dụng hệ thống xử lý nước thải trường học hiện đại

Việc xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải hiện đại mang đến nhiều lợi ích rõ rệt cho nhà trường. Đầu tiên, hệ thống giúp bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực của nước thải đến nguồn nước mặt, nước ngầm xung quanh khu vực trường học. Thứ hai, việc xử lý nước thải đúng quy chuẩn giúp bảo vệ sức khỏe học sinh. Đồng thời giúp ngăn chặn dịch bệnh có thể lây lan qua đường nước.
Ngoài ra, hệ thống xử lý hiện đại còn tiết kiệm diện tích và chi phí vận hành, dễ bảo trì, có thể vận hành tự động. Do đó rất phù hợp với các trường học có không gian hạn chế. Quan trọng hơn, đây là bước thể hiện trách nhiệm xã hội của nhà trường trong việc giáo dục học sinh về bảo vệ môi trường và sống xanh.
>> Xem thêm: Quy Trình Xử Lý Nước Thải Sinh Học Cho Hộ Gia Đình Và Doanh Nghiệp
Kết luận
Xử lý nước thải trường học là việc làm cần thiết và bắt buộc để đảm bảo môi trường học đường an toàn, thân thiện. Đồng thời tuân thủ đúng các quy định về môi trường của nhà nước. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp xử lý nước thải phù hợp với quy mô trường học của mình, hãy liên hệ tới Green. Chúng tôi tự tin mang đến giải pháp xử lý nước thải hiệu quả nhất.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh