pH (viết tắt của pondus Hydrogenii) là chỉ số đo hoạt động của các ion hydro (H+) trong nước. Trong xử lý nước thải, pH có tầm quan trọng đặc biệt và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm. Tầm quan trọng đó là gì? Và làm cách nào để nâng/hạ pH trong nước thải một cách hiệu quả?
Trong quá trình xử lý nước thải, pH đóng vai trò quan trọng – ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của nhiều giai đoạn xử lý trong hệ thống xử lý nước thải. Ví dụ như:
pH ảnh hưởng đến quá trình flocculation – tạo bông (giai đoạn xử lý hóa học) để loại bỏ các chất rắn lơ lửng không tan. Quá trình flocculation thường yêu cầu độ pH ở mức trung hòa, nếu pH quá thấp sẽ làm các hóa chất flocculant dễ bị biến tính, mất hiệu suất, dẫn đến chất rắn lơ lửng nhỏ không thể kết dính với nhau thành mảng lớn và lắng xuống đáy mà thay vào đó là hệ thống sẽ xuất hiện những lớp bùn, cặn trôi nổi trên bề mặt. Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý của cụm sinh học phía sau.
pH ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật trong các bể sinh học (giai đoạn xử lý sinh học) để phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ. Vi sinh vật chỉ phát triển tốt nhất trong một khoảng pH giới hạn hẹp. Nếu pH cao/thấp hơn khoảng này, các hoạt động của vi sinh vật đều bị ức chế, làm cản trở quá trình tiết enzyme của vi sinh vật. Dẫn đến giảm hiệu quả xử lý nước thải.
Thường, nước thải có mức pH trung hòa từ 6,5–8,5 là phù hợp cho quá trình xử lý. Tuy nhiên, ở các bể sinh học, để vi sinh vật phát triển tối ưu và xử lý các chất ô nhiễm hiệu quả nhất, nồng độ pH trong nước thải được giới hạn trong một khoảng hẹp hơn, cụ thể như sau:
Đối với bể sinh học kỵ khí (bể UASB): Kiểm soát pH trong khoảng từ 6,8 – 7,8.
Đối với bể sinh học thiếu khí (bể Anoxic): Kiểm soát pH trong khoảng từ 7,0-8,5 là tốt nhất cho các vi sinh vật khử Nitrat và xử lý BOD, COD, TSS.
Đối với bể sinh học hiếu khí (bể Aerotank): Kiểm soát pH trong khoảng từ 7,5 – 8,0 là tốt nhất cho các vi sinh vật Nitrat hóa.
>> Xem thêm: Nguyên Nhân Khiến Mực Nước Bể Điều Hoà Cao Bất Thường
Để thực hiện nâng độ pH cho nước thải khi độ pH của nước thải quá thấp (< 6,5),="" khiến="" nước="" thải="" trở="" nên="" axit,="" người="" ta="" thường="" áp="" dụng="" việc="" sử="" dụng="" các="" hóa="" chất="" có="" tính="" bazơ="" để="" bổ="" sung="" vào="" nước="" thải="" với="" liều="" lượng="" phù="" hợp,="" nhằm="" gia="" tăng="" độ="">
Các hóa chất thông thường được sử dụng để điều chỉnh độ pH trong nước thải bao gồm CaCO3, Mg(OH)2, Na₂CO₃, NaHCO₃, NaOH,... Trong số này, NaOH thường được ưa chuộng rộng rãi hơn do quy trình thực hiện tương đối đơn giản và chi phí mua NaOH cũng khá thấp. Điều này khiến nó trở thành lựa chọn hiệu quả trong việc ổn định độ pH của nước thải.
Để nâng độ pH bằng NaOH, quá trình này cần được thực hiện theo 2 bước cụ thể:
Pha loãng chất NaOH trước khi sử dụng. Nguyên do vì NaOH thường có dạng rắn (xút vảy) khi có mặt trên thị trường. Nồng độ NaOH thích hợp để nâng độ pH trong nước thải là khoảng 50ppm. Khi pha loãng chất NaOH, cần đảm bảo sử dụng các dụng cụ/thiết bị bảo hộ, tuân thủ các quy tắc an toàn lao động và giảm thiểu việc hít phải mùi của NaOH.
Tiến hành từ từ châm dung dịch NaOH, đã được pha loãng, vào nước thải. Trong quá trình châm, cần khuấy đều nước thải để NaOH có thể tiếp xúc đều. Đồng thời, kiểm tra độ pH của nước thải sau mỗi lần châm chất NaOH. Khi nước thải đạt độ pH trung hòa, ngừng châm NaOH để tránh việc làm thay đổi quá mức độ pH. Điều này đảm bảo quá trình điều chỉnh độ pH được thực hiện chính xác và an toàn.
Ngược lại với quá trình nâng độ pH, quá trình hạ độ pH sử dụng các hóa chất có tính axit như Axit Cacbonic (H₂CO₃), Axit Sunfuric (H₂SO₄), Axit Clohydric (HCl)… bởi lúc này nước thải đang có độ pH cao, có tính bazơ.
Trong số những hóa chất nêu trên, Axit Sunfuric (H₂SO₄) thường được ưa chuộng và sử dụng phổ biến hơn trong các hệ thống xử lý nước thải để hạ độ pH. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Axit Sunfuric là một hóa chất có tính ăn mòn rất cao và mang tính nguy hiểm đối với người sử dụng nếu không tuân thủ đúng kỹ thuật an toàn. Việc sử dụng hóa chất này đòi hỏi sự cẩn trọng và chú ý đặc biệt để đảm bảo an toàn trong quá trình xử lý nước thải.
>> Xem thêm: Nguyên Nhân Nào Khiến Nitơ Trong Nước Thải Vượt Tiêu Chuẩn?
Kiểm soát pH tốt sẽ giúp quá trình xử lý nước thải diễn ra thuận lợi hơn. Hy vọng nội dung được chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn có được những thông tin hữu ích về tầm quan trọng của độ pH cũng như cách nâng/hạ pH trong nước thải. Mọi thông tin chi tiết, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Green Water để được tư vấn và giải đáp.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024 3514 8260
Hotline: 032 844 8880
Email: admin@greenwater.com.vn
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh
Hotline: 0931 112 900
Email: admin@greenwater.com.vn