Với gần 1.000 đô thị nhưng chỉ có khoảng 15% nước thải đô thị ở nước ta được xử lý trước khi thải ra môi trường. Như vậy, còn khoảng 85% nước thải đang được xả thải trực tiếp ra môi trường. Quy trình xử lý nước thải đô thị ở khu đô thị - công nghiệp đạt tiêu chuẩn cần những tiêu chí gì?
Nước thải đô thị là một thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các nguồn nước thải phát sinh trong đô thị. Nguồn nước thải này bao gồm 4 thành phần chính: nước sinh hoạt, nước thải sản xuất, nước thải tự nhiên và nước thải thấm qua.
>> Xem thêm: Cách Xử Lý Phèn Sắt Trong Nước Giếng Khoan
Nước thải sinh hoạt (50 - 60%): Là nước thải được hình thành từ các hoạt động sinh hoạt của dân cư, trường học, các trung tâm thương mại... Cụ thể, như: ăn uống, tắm rửa, vệ sinh hay các hoạt động bài tiết của con người... Nguồn nước thải này thường chứa rất nhiều các tạp chất khác nhựa. Cụ thể 52% là các chất hữu cơ và 48% còn lại là các chất vô cơ và các vi khuẩn gây bệnh.
Nước thải sản xuất (30 - 36%): Hay còn gọi là nước thải công nghiệp. Đây là nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất. Thành phần chính của loại nước thải này là các chất hữu cơ, chất vô cơ và còn chất dầu mỡ, các hợp chất chất lơ lửng, các chất kim loại nặng...
Nước thải thấm qua (10 - 14%): Đây là nước mưa thấm vào các hệ thống cống rãnh bằng nhiều cách khác nhau. Cụ thể, như là thông qua các khớp nối, các ống hoặc các thành của hố gas...
Thông thường, nước thải khu đô thị thường được thực hiện bằng phương pháp sinh học giúp loại bỏ hết các tạp chất. Xử lý hoàn toàn nước thải trước khi đưa vào môi trường nước mà không cần sử dụng nhiều hoá chất và các chất tẩy rửa.
Trước tiên, nước thải đi qua các song chắn rác. Các rác thải, túi ni lông, thức ăn thừa, chất rác thải rắn được giữ lại để làm giảm thiệt hại cho hệ thống trong quá trình lọc nước.
Loại bỏ các rác thải có kích thước nhỏ, bụi bẩn và bụi mịn có trong nước thải. Nước thải được giữ trong 1 bể chứa. Tại đây, các chất rắn nặng có thể lắng xuống dưới. Chất béo và rác thải nhẹ nổi lên trên. Các chất thải ở dưới đáy và các chất thải nổi lên trên được xử lý. Nước được giữa lại và chuyển qua giai đoạn xử lý thứ cấp.
>> Xem thêm: Cách Kiểm Tra Nguồn Nước Sinh Hoạt Có Sạch Hay Không?
Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong phương pháp xử lý sinh học. Các chất hữu cơ còn lại, chất rắn lơ lửng, vi khuẩn, vi trùng được loại bỏ hết trước khi đưa ra môi trường.
Ở giai đoạn này, các vi sinh vật kị khí được sử dụng để chuyển hoá nito hữu cơ thành các nito amoniac. Tiếp theo, quá trình nitrat hoá sinh học diễn ra, phân tách nito aminiac thành nito nitrit và nito nitrat. Phản ứng xảy ra được nhờ vi sinh vật tự dưỡng.
Ngoài ra, trong nước thải đô thị còn chứa một lượng bùn thải lớn. Một số phương pháp xử lý bùn an toàn như bón vôi, sử dụng vi sinh vật hiếu khí, kị khí... Chúng giúp ổn định bùn, tránh mùi hôi. Quá trình phân huỷ kị khí làm giảm lượng bùn. Đồng thời, chúng tạo ra khí sinh học, loại bỏ các lượng nước dư thừa.
Hệ thống xử lý nước thải đô thị là một trong những thành tựu góp phần đem lại một đô thị xanh cho thành phố. Các thành phố lớn đều áp dụng công nghệ lọc nước thải. Bởi, chúng giúp cho nguồn nước không bị ô nhiễm, không bị hiện tượng rác thải làm tắc các cống rãnh, không còn hiện tượng ngập lụt sau mỗi trận mưa lớn. Cân bằng vi sinh vật, động vật, thực vật, động vật. Vì vậy, làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm không khí.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở các vật liệu lọc. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo uy tín, chất lượng. Nếu bạn vẫn đang tìm một địa chỉ mua vật liệu lọc, máy lọc nước uy tín thì đừng quên tìm đến Green Water nhé! Tại Green Water, bạn có thể được hỗ trợ giải đáp tận tình về các giải pháp lọc nước. Hãy liên hệ ngay để bảo vệ gia đình bạn ngay từ hôm nay!
Thông tin liên hệ:
Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh