Tin tức

Thực Trạng Khan Hiếm Nước Ngọt Trên Thế Giới

November 29 2023
2.300 lượt xem

Mặt dù 3/4 bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi nước nhưng chỉ có 2% tổng lượng nước ngọt là có thể sử dụng. Thực trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới hiện nay đang diễn ra khốc liệt hơn bao giờ hết khi nguồn tài nguyên nước có thể phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của con người đang dần cạn kiệt. Hãy cùng Green Water tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra thực trạng này ở bài viết dưới đây.

Thực Trạng Khan Hiếm Nước Ngọt Trên Thế Giới
Thực Trạng Khan Hiếm Nước Ngọt Trên Thế Giới

I. Thực trạng khan hiếm nguồn nước ngọt trên thế giới đang diễn ra khốc liệt

Cuộc sống của con người và nhiều loài sinh vật phụ đều phụ thuộc vào nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nguồn cung cấp nước trên thế giới đang dần cạn kiệt. Dựa theo Nature, đến năm 2050 sẽ có hơn 5 tỷ người trên thế giới đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt nếu tình hình hiện tại không cải thiện.

1. Nguồn nước đang dần cạn kiệt

Hiện tại, hơn 80 quốc gia (chiếm khoảng 40% dân số thế giới) đang đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Đặc biệt là những vùng đất khô hạn và bán khô hạn như Tây Nam Á, châu Phi. Cũng theo các chuyên gia về nước trên thế giới, hiện có 3 người thì sẽ có một người sống trong tình trạng thiếu nước. Theo các số liệu báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) và UNICEF. Năm 2019, có đến 144 triệu người uống nước chưa qua xử lý. Đặc biệt là những người nghèo ở các vùng nông thôn, việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, cũng có hơn 2,2 tỷ người không được tiếp cận các dịch vụ đảm bảo nước uống.

2. Tình trạng căng thẳng về nước

Căng thẳng về nguồn nước sạch thực sự đang là một cuộc khủng hoảng lớn với hậu quả có thể thấy rõ. Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) đã công bố Bản đồ Rủi ro về nước và xếp hạng mức độ căng thẳng về nguồn nước. Theo đó, có 17 quốc gia, chiếm gần 3% dân số thế giới, đang đối mặt với tình trạng căng thẳng về nguồn nước ở mức độ rất cao. Thực trạng khan hiếm nguồn nước ngọt là nguyên nhân gây ra tình trạng xung đột giữa các quốc gia.

Theo dự báo của Liên hợp quốc, đến năm 2025, 30 quốc gia sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm nguồn nước. Hậu quả từ thực trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới sẽ gây ra tình trạng mất an ninh lương thực, xung đột vũ trang giữa các quốc gia, nạn di cư. Sự bất ổn về tài chính, bệnh tật và nghèo đói.

>> Xem thêm: Thực Trạng Đáng Báo Động Rác Thải Nhựa Tại Việt Nam

II. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm nước ngọt trên thế bắt nguồn từ cả yếu tố tự nhiên và yếu tố con người. Trong đó tác động của con người là đa số.

1. Bùng nổ dân số

Bùng nổ dân số là nguyên nhân đầu tiên gây thiếu nước ngọt trên thế giới. Do sự gia tăng dân số ồ ạt đã tạo ra áp lực nặng nề lên các nguồn tài nguyên. Đặc biệt là nguồn tài nguyên nước. Dân số tăng nhanh cũng gây ra sự gia tăng trong việc sử dụng nước để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Theo ước tính của Liên hợp quốc, thế giới sẽ đạt mốc 9 tỷ người vào năm 2040. Trong khi lượng nước ngọt trên thế giới chỉ đủ để đáp ứng 70% nhu cầu.

2. Phá rừng

Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nước. Giảm dòng chảy trên bề mặt đất và chuyển nước thành nước ngầm, tạo ra các hệ thống mạch nước. Việc phá hủy rừng đồng nghĩa với việc cắt đứt nguồn cung nước. Khi rừng bị phá hủy, khả năng giữ nước giảm đi và dẫn đến tình trạng khan hiếm nước.

Thực Trạng Khan Hiếm Nước Ngọt Trên Thế Giới
Phá rừng

Ngoài ra, ô nhiễm môi trường cũng đóng góp đáng kể vào vấn đề thiếu hụt nước ngọt. Nước thải từ các nhà máy sản xuất, khi không trải qua quá trình xử lý, không chỉ làm ô nhiễm nguồn nước bề mặt mà còn gây ô nhiễm mạch nước ngầm. Theo ước tính, khoảng 70% tổng lượng nước thải từ các khu công nghiệp không trải qua xử lý và được xả trực tiếp ra môi trường. Ở Việt Nam, chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ đe dọa đối với chất lượng và lượng nước do tình trạng ô nhiễm môi trường.

3. Ô nhiễm môi trường và nguồn nước

Thiếu nước ngọt là một hệ quả tất yếu của ô nhiễm môi trường. Nước thải từ các nhà máy sản xuất chưa qua hệ thống xử lý mà xả ra nguồn nước không chỉ tạo ra ô nhiễm trên bề mặt nước mà còn gây ô nhiễm cho mạch nước ngầm. Theo ước tính, khoảng 70% tổng lượng nước thải từ các khu công nghiệp không trải qua xử lý và được xả trực tiếp ra môi trường. Ở Việt Nam, chúng ta đang đối mặt với những đe dọa liên quan đến cả chất lượng và lượng nước nguồn bởi tình trạng ô nhiễm môi trường.

4. Sử dụng và quản lý tài nguyên nước không hợp lý

Tình trạng lãng phí nước trong sản xuất và sinh hoạt vẫn đang diễn ra. Từ quan niệm sai lầm "nước là vô tận không bao giờ cạn" đã dẫn đến việc lãng phí nước . Hoặc thói quen thiếu ý thức tiết kiệm nước trong những hoạt động. Đặc biệt như quên tắt vòi nước sau khi sử dụng, sử dụng nước quá nhiều, vượt mức cần thiết khi rửa thực phẩm, tắm giặt, vệ sinh. Ngoài ra, nước rò rỉ từ các đường ống dẫn nước khiến nước bị thất thoát. Tình trạng người dân tự khoan giếng lấy nước cũng góp phần vào ô nhiễm nguồn nước và giảm sút trữ lượng nước ngầm.

5. Nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân từ con người, còn có những nguyên nhân do tự nhiên gây thiếu nước ngọt. Ví dụ như lượng mưa thấp, hiện tượng bốc hơi nước trong tự nhiên.

>> Xem thêm: Top Các Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Ở 10 Quốc Gia Trên Thế Giới

III. Giải pháp nào cho thực trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới?

1. Xây dựng chặt chẽ chính sách pháp luật về bảo vệ nguồn nước

Mỗi quốc gia cần tăng cường và đẩy mạnh vai trò của hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là cần siết chặt và áp đặt hình phạt nghiêm túc đối với các trường hợp gây ô nhiễm nguồn nước. Nhu cầu bắt buộc đối với các nhà máy sản xuất là đảm bảo rằng nước thải ra môi trường phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định.

2. Sử dụng tài nguyên nước hợp lý

Cần tăng cường tuyên truyền và giáo dục ý thức về việc sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn tài nguyên nước. Việc kiểm tra định kỳ đường ống để tránh tình trạng rò rỉ và thất thoát nước cũng là một biện pháp quan trọng. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, quản lý lượng nước đầu vào là quan trọng để tiết kiệm nguồn nước và giảm ô nhiễm. Trong nông nghiệp, ưu tiên sử dụng phương pháp tưới phun sương và tưới dạng màng sương cho cây trồng phù hợp. Cần thực hiện các biện pháp xử lý nước thải và tái sử dụng nước một cách hiệu quả. Một số quốc gia đã thiết kế bồn rửa tích hợp toilet để tận dụng nước thải từ bồn rửa mặt. Điều này giúp tiết kiệm diện tích và nước.

3. Trồng rừng

Trồng rừng đóng vai trò quan trọng như một "hồ chứa tự nhiên," giữ và cung cấp nguồn nước. Để bảo vệ nguồn nước, cần tăng cường độ che phủ của rừng. Mức độ giữ lại nước sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại rừng và diện tích che phủ. Nhưng trung bình, rừng có khả năng giữ lại từ 20-30% tổng lượng mưa. Theo một số nghiên cứu, khoảng 1.000ha rừng có thể chứa nước tương đương với hồ có dung tích 1 triệu m3. Điều này thể hiện sự quan trọng của việc duy trì và mở rộng rừng để bảo vệ và tối ưu hóa sử dụng nguồn nước.

IV. Kết luận

Có thể thấy thực trạng khan hiếm nguồn nước ngọt trên thế giới hiện nay là một vấn đề nóng của toàn cầu và đòi hỏi sự chung tay nỗ lực của cộng đồng quốc tế để đóng góp vào việc làm chậm quá trình suy giảm trữ lượng nước ngọt. Chúng tôi nghĩ rằng điều này cần bắt đầu từ việc đặt ra câu hỏi: "Mỗi ngày chúng ta sử dụng nước như thế nào? Có sử dụng nước một cách hợp lý và tiết kiệm chưa?"

Thông tin liên hệ :

CÔNG TY TNHH GREEN

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 3514 8260

  • Hotline: 032 844 8880

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh

  • Hotline: 0931 112 900

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Comments