Tin tức

Thực Trạng Và Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc

January 04 2024
456 lượt xem

Có nhiều phương pháp xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm. Vì vậy, để lựa chọn cách thức phù hợp nhất, đem lại hiệu quả cao, tối ưu chi phí đầu tư và vận hành, hãy tìm hiểu ngay các phương pháp này thông qua bài viết dưới đây của các chuyên gia môi trường.

Thực Trạng Và Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc
Thực Trạng Và Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc

I. Thực trạng nước thải giết mổ gia súc

Hiện nay ở Việt Nam, có nhiều chợ dân sinh và các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ về gia súc. Tại những địa điểm này, nhiều người thường xuyên thực hiện việc giết mổ gia súc ngay tại chỗ và xả thải trực tiếp vào nước mà không qua quá trình xử lý. Với họ, hành động này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giúp tiết kiệm tài chính.

Mặc dù hành động này mang lại sự tiện lợi về thời gian và chi phí. Nhưng nước thải từ những hoạt động này chứa đựng nhiều chất ô nhiễm. Ví dụ như dầu mỡ, nitơ, phosphorus và các chất hữu cơ khác. Điều này gây ra ô nhiễm và mùi hôi thối. Đồng thời tác động xấu đến nguồn nước mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Việc xử lý chất thải từ những nguồn này trở thành một vấn đề quan trọng để bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn cho nguồn nước.

>> Xem thêm: Vai Trò Và Ý Nghĩa Của Một Nhà Máy Xử Lý Nước Thải

II. Tại sao cần xử lý nước thải lò giết mổ gia súc

Sự gia tăng không ngừng về nhu cầu sống của con người đã tạo ra nhiều lò giết mổ gia súc đặt ra vấn đề nghiêm trọng về xử lý nước thải từ những hoạt động này và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Tình trạng ô nhiễm từ nước thải giết mổ đang trở thành một thách thức đáng kể.

Các cơ sở giết mổ không có giấy phép thường xả thải trực tiếp vào các nguồn nước. Ví dụ như ao, sông, kênh rạch, gây nên ô nhiễm môi trường. Nước thải này chứa đựng chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, máu và vi khuẩn. Điều này khiến môi trường bị ô nhiễm nặng hơn. Mùi hôi thối từ nước thải không chỉ ảnh hưởng đến sinh thái thủy sinh mà còn làm mất thẩm mỹ của khu vực.

Hơn nữa, chất thải này còn có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Với sự xuất hiện của bệnh dịch và ký sinh trùng trong các sản phẩm giết mổ, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn và giải quyết vấn đề này để bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn cho sức khỏe cộng đồng.

III. Có những phương pháp xử lý nước thải giết mổ gia súc nào?

1. Phương pháp vật lý

Trong nước thải thường chứa chất không tan ở dạng lơ lửng. Để loại bỏ chúng, người ta thường áp dụng các phương pháp cơ học. Ví dụ như sử dụng song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác động của trọng lực hoặc lực ly tâm và tuyển nổi.

Nước thải từ khu vực giết mổ được thu gom và chảy qua mương dẫn đã được trang bị song chắn rác. Ở đây, các chất hữu cơ hoặc chất có kích thước lớn sẽ được loại bỏ để tránh tắc nghẽn hệ thống sau này. Việc chọn lựa công nghệ xử lý phụ thuộc vào kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ cần làm sạch.

2. Phương pháp sinh học

Phương pháp sinh học được áp dụng để xử lý chất hữu cơ hòa tan và một số chất vô cơ. Ví dụ như H2S, ammonia và Nito trong nước thải. Dựa trên hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và khoáng chất làm thức ăn.

Phân loại chung, phương pháp xử lý sinh học chia thành hai loại: Kỵ khí và hiếu khí. Trong quá trình này, vi sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải đảm nhận vai trò phân hủy chất hữu cơ. Để thực hiện quá trình này, chất hữu cơ hòa tan kèm theo chất keo và chất phân tán trong nước thải cần được chuyển vào tế bào vi sinh vật để tiến hành xử lý.

3. Phương pháp sử dụng hầm biogas

Sử dụng hầm biogas là một phương pháp phổ biến để xử lý nước thải từ chăn nuôi lợn và gia súc nói chung. Ưu điểm của phương pháp này là giảm lượng nước thải chăn nuôi đổ ra môi trường. Đồng thời chuyển hóa khí độc hại. Ví dụ như CO2, CH4, HS2 thành nhiên liệu đốt hoặc sử dụng để thắp sáng.

Thực Trạng Và Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc
Phương pháp sử dụng hầm biogas

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hệ thống xử lý nước thải từ lò giết mổ bằng hầm biogas chỉ giảm mùi và hàm lượng chất hữu cơ, nhưng không giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường do chưa xử lý N, P trong khí. Do đó, nước thải từ hầm biogas cần được xử lý tiếp. Hiện nay, người ta thường sử dụng các loại bể Anoxic, Aerotank và hồ sinh học để loại bỏ 90-95% thành phần gây ô nhiễm khác.

>> Xem thêm: Quy Trình Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Hạt Nhựa Tối Ưu, Hiệu Quả

IV. Kết luận

Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin về việc xử lý nước thải giết mổ gia súc. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc đang tìm địa chỉ cung giải pháp xử lý nước thải uy tín, chất lượng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời và nhanh chóng.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH GREEN

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 3514 8260

  • Hotline: 032 844 8880

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh

  • Hotline: 0931 112 900

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Comments