Tin tức

Tìm Hiểu Về Bể Lắng 2 Vỏ

October 26 2024
64 lượt xem

Bể lắng 2 vỏ là một trong các phương pháp được sử dụng tại hệ thống xử lý nước thải hiện nay. Với thiết kế tương đối đặc biệt, công trình này đang được đánh giá là mang lại hiệu quả xử lý nước thải vô cùng tốt.

Tìm Hiểu Về Bể Lắng 2 Vỏ

Khái niệm bể lắng 2 vỏ

Đây là một loại bể xử lý nước thải có hình dạng tròn hoặc chữ nhật; gồm hai phần chính: ngăn lên men bùn ở phía dưới và máng lắng ở phía trên. Hai phần này được liên kết với nhau, cho phép nước thải lỏng hơn chảy vào khoang lắng phía trên. Trong khi phần nước có tốc độ chảy chậm hơn sẽ di chuyển vào ngăn phân hủy ở phía dưới. Bể này duy trì nước thải trong một khoảng thời gian nhất định để các hạt lơ lửng có thể lắng xuống đáy.

Đây là một công nghệ xử lý nước thải phổ biến hiện nay, sử dụng phương pháp lắng đơn giản để làm sạch nước. Quá trình này kết hợp với phân hủy kỵ khí bùn. Thiết kế vẫn giữ được sự đơn giản như bể tự hoại truyền thống. Tuy nhiên, công nghệ này cho phép cải thiện hiệu quả lắng và kiểm soát nhiệt độ tốt hơn. Từ đó đẩy nhanh quá trình phân hủy bùn, giúp bùn được phân hủy hoàn toàn và nhanh chóng hơn.

Nguyên lý hoạt động của bể lắng 2 vỏ

Quy trình vận hành của bể lắng hai vỏ sẽ diễn ra theo tuần tự như sau:

Máng lắng

Nước thải được dẫn vào máng lắng với tốc độ chảy rất chậm, chỉ từ 5 - 10 mm/s; nó nhằm tạo điều kiện cho các hạt cặn lơ lửng trong nước từ từ chìm xuống. Các hạt cặn này di chuyển qua các khe có kích thước từ 0,12 đến 0,15m. Sau đó rơi vào ngăn lên men ở phía dưới, nơi chúng tiếp tục được phân hủy. Thiết kế này giúp tối ưu hóa quá trình lắng cặn, đảm bảo rằng nước thải được xử lý một cách hiệu quả.

Để ngăn ngừa hiện tượng nổi bọt hay váng bọt trên bề mặt, các gờ dưới của máng lắng thường được bố trí lệch khoảng 0,15m; nó tạo sự chênh lệch về dòng chảy và giảm thiểu khả năng hình thành váng. Nước thải được giữ trong máng lắng với thời gian lưu khoảng 1,5 giờ, cho phép quá trình lắng diễn ra đầy đủ. Hiệu suất lắng của máng lắng đạt khoảng 55 - 60%, góp phần đáng kể vào việc loại bỏ các chất rắn lơ lửng trước khi nước thải chuyển sang các giai đoạn xử lý tiếp theo.

>> Xem thêm: Những Điều Bạn Nên Biết Về Vật Liệu Lọc Nước Sinh Hoạt

Ngăn lên men

Tại ngăn lên men, bùn cặn sẽ được lưu trữ trong khoảng thời gian từ 2 đến 6 tháng, tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó nhiệt độ của ngăn và nhiệt độ nước thải đóng vai trò quan trọng. Quá trình lên men axit diễn ra tại đây giúp phân hủy khoảng 40% chất hữu cơ có trong bùn cặn; nó làm giảm khối lượng bùn cần xử lý sau này.

Độ ẩm của bùn cặn thay đổi dọc theo chiều cao của ngăn lên men, với lớp phía trên có độ ẩm cao nhất; khoảng 95%, và giảm dần xuống còn 85% ở lớp phía dưới. Mức độ ẩm trung bình của bùn cặn trong toàn bộ ngăn lên men là khoảng 90%. Điều này cho thấy sự phân bố độ ẩm không đồng đều trong bể; nó phụ thuộc vào vị trí của từng lớp bùn và quá trình thoát nước tự nhiên trong bể.

Bùn cặn sau khi đã lên men thường được xả ra bên ngoài với tần suất định kỳ, khoảng 10 ngày một lần. Nó nhằm tránh tình trạng bể bị quá tải và đảm bảo hiệu quả xử lý. Các bể lắng hai vỏ, loại bể kết hợp giữa quá trình lắng và lên men; hiện đang được ứng dụng rộng rãi, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Công nghệ này cho phép bể xử lý một khối lượng nước thải lớn, với công suất có thể dao động từ hàng chục đến hàng nghìn mét khối nước mỗi ngày; tùy thuộc vào quy mô thiết kế và yêu cầu xử lý cụ thể.

Tính toán thiết kế bể lắng 2 vỏ

Tìm Hiểu Về Bể Lắng 2 Vỏ

Bể có 2 bộ phận cấu tạo chính, trong đó bao gồm: Phần máng lắng và phần năng lên men.

Cách tính toán của bể như sau

Diện tích mặt cắt ngang của máng lắng được tính toán theo công thức:

w=w1+w2=b.h1+b.h2/2

Cách tính góc nghiêng đáy máng lắng α=500 sẽ áp dụng công thức sau:

w=w1+w2=b.h1+0,3.b2

Chiều dài của máng lắng L sẽ được tính theo công thức:

L=v.t

Giải thích thông số:

  • v là vận tốc dòng chảy trong máng, 5÷10 mm/s.

  • t là thời gian lắng.

Tính toán số máng lắng trong bể

Để tính toán số máng lắng trong bể xử lý nước thải, bạn cần cung cấp một số thông tin như sau:

  • Kích thước của bể (chiều dài, chiều rộng, chiều cao).

  • Kích thước của mỗi máng lắng (chiều dài, chiều rộng, chiều cao).

  • Lưu lượng nước thải cần xử lý (m³/ngày hoặc l/s).

  • Thời gian lưu của nước trong bể (thường được cho là 1,5 giờ hoặc có thể khác).

  • Hiệu suất lắng mong muốn.

>> Xem thêm: Bể Lắng - Giải Pháp Hiệu Quả Cho Xử Lý Nước Thải

Kết luận

Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về nguyên tắc hoạt động và cách thức tính toán thiết kế cho công trình bể lắng hai vỏ. Qua đó, các bạn có thể áp dụng một cách phù hợp vào hệ thống xử lý nước thải của đơn vị mình. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn tận tình.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH GREEN

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 3514 8260

  • Hotline: 032 844 8880

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh

  • Hotline: 0931 112 900

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Comments