Tin tức

Tìm Hiểu Về Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Của Nhà Máy Chế Biến Sữa

July 17 2023
479 lượt xem

Bên cạnh việc đóng góp về mặt kinh tế và cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng quan trọng cho cuộc sống con người. Công nghiệp chế biến sữa cũng phần nào tạo ra một lượng lớn chất thải. Gây ô nhiễm môi trường tự nhiên. Để bảo vệ môi trường sống và sức khỏe con người. Các công ty và cơ sở sản xuất sữa nên đặc biệt coi trọng và đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải. Do vậy để bảo vệ môi trường sống cũng như bảo vệ sức khỏe con người. Các hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến sữa cần phải được các công ty, cơ sở sản xuất sửa đặc biệt xem trọng và đầu tư.

Tìm Hiểu Về Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Của Nhà Máy Chế Biến Sữa
Tìm hiểu về hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến sữa

Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến sữa được hiểu như thế nào?

Nước thải từ các nhà máy chế biến sữa chứa chất hữu cơ và cặn bã của các chất tẩy rửa. Có nồng độ và thành phần khác nhau tùy thuộc vào quy mô của nhà máy. Trong các nhà máy sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Quá trình chuyển từ sản xuất một sản phẩm này sang sản phẩm khác. Đồng nghĩa với nguy cơ gia tăng lượng chất tiêu thụ oxy và nước thải so với những nhà máy chỉ sản xuất ít loại sản phẩm.

Quá trình tinh chế bằng phương pháp tách chiết cũng làm tăng lượng cặn trong thiết bị tách. Tuy nhiên, các thiết bị tách thường tự động làm sạch và không gây ra cặn rắn. Cặn này được loại bỏ khỏi thiết bị tách trong quá trình hoạt động thông qua hệ thống nước thải. Đặc biệt là trong quá trình xả nước trước khi rửa.

Sản xuất các chất béo thực phẩm có thể tăng hàm lượng chất béo trong nước thải. Việc loại bỏ nước thừa và cặn phomat là kết quả của quá trình sản xuất phomat và được đổ vào hệ thống nước thải.

>> Xem thêm: Một Số Phương Pháp Khử Trùng Nước Thải Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Quy trình công nghệ xử lý nước thải của nhà máy chế biến sữa

Tìm Hiểu Về Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Của Nhà Máy Chế Biến Sữa
Sơ đồ về quy trình xử lý nước thải nhà máy sữa

Bước 1 của hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến sữa

Sau khi thu gom, nước thải từ nhà máy sẽ trải qua quá trình sàng lọc để loại bỏ các tạp chất lớn. Sau đó chuyển đến bể điều hòa. Trong quá trình này, hệ thống thoáng khí bằng khí nén được sử dụng để duy trì chất lượng nước thải. Đồng thời khí được sục vào giúp tách phần dầu mỡ, đẩy chúng lên bề mặt. Những lượng dầu mỡ này được thu gom bằng hệ thống trên bề mặt để đảm bảo không ảnh hưởng đến các cơ cấu sau này.

Bước 2 của hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến sữa

Tiếp theo, nước thải được đưa vào bể tuyển nổi DAF (Dissolved Air Flotation) với hệ thống cấp khí hòa tan. Giúp các chất lắng đọng nổi lên. Được thu gom thông qua ống trung tâm sử dụng hệ thống thanh gạt trên bề mặt bùn nổi. Sau đó, bùn nổi được chuyển đến bể chứa để tiếp tục quá trình xử lí.

Bước 3 của hệ thống xử lý nước thải chế biến sữa

Sau khi đi qua bể tuyển nổi, nước thải được chuyển đến bể UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket). Nơi nước thải chảy từ đáy bể và dần dần trôi qua lớp bùn lỏng hỗn hợp. Lớp bùn tạo ra khí metan ở giữa. Kết hợp giữa khí lỏng và bùn tạo thành hạt lơ lửng. Qua quá trình này, bùn tiếp xúc với nhiều chất hữu cơ trong nước thải và quá trình phân huỷ diễn ra mạnh mẽ. Một số bọt khí, hạt bùn bám vào sẽ nổi lên trên bề mặt của hỗn hợp trong bể. Khi chúng va chạm với lớp lưới chắn phía trên, bọt khí bị vỡ và hạt bùn được tách ra, lắng xuống dưới. Khí (chủ yếu là CH4 và CO2) được thải ra.

Bước 4 của hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến sữa

Nước thải từ bể UASB chảy vào bể aerotank, ở đây quá trình oxi hóa các chất hữu cơ tan. Keo trong nước thải diễn ra dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể, có hệ thống sục khí để cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống. Phát triển và phân giải các chất ô nhiễm của vi sinh vật hiếu khí. Vi sinh vật này phát triển thành quần thể dạng bông bùn được gọi là bùn hoạt tính. Tiếp theo, nước thải sẽ chảy qua bể lắng, nơi bể lắng có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Đồng thời, một lượng bùn hoạt tính sẽ được tuần hoàn trở lại bể aerotank.

Bước 5 của hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến sữa

Tiếp theo, nước thải được chuyển qua bể trung gian để đạt được yêu cầu về chất lượng nước đầu ra theo tiêu chuẩn. Để loại bỏ hoàn toàn cặn bã còn tồn đọng trong nước. Nước thải được dẫn qua bồn lọc áp lực. Nhiệm vụ của bồn lọc áp lực là loại bỏ triệt để tất cả các cặn bã trước khi nước tiếp tục vào nguồn tiếp nhận. Bồn lọc áp lực sử dụng vật liệu lọc chủ yếu như sỏi và cát. Bể lọc cần được rửa định kỳ để tăng khả năng lọc của vật liệu. Nước thải từ quá trình rửa lọc được đưa vào bể điều hòa để tiếp tục xử lý.

Cuối cùng, nước thải tự chảy qua bể khử trùng, nơi dung dịch NaOCl được sử dụng để tiêu diệt những vi khuẩn còn lại. Sau đó, nước được xả vào hệ thống cống để tiếp tục quá trình xử lý.

>> Xem thêm: Các Yếu Tố Đánh Giá Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Có Tối Ưu Hay Không

Kết luận

Tìm Hiểu Về Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Của Nhà Máy Chế Biến Sữa
GREEN - Đon vị xử lý nước thải hàng đầu thị trường hiện nay

Với sự tổng hợp kinh nghiệm phong phú và đội ngũ chuyên gia kỹ thuật tài năng. Công ty GREEN - chúng tôi đã và đang cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế và triển khai hệ thống xử lý nước thải từ quá trình sản xuất sữa. Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao. Đồng thời giảm thiểu chi phí hiệu quả cho nhiều doanh nghiệp trên toàn quốc. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn tốt nhất, phù hợp với yêu cầu của bạn. Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH GREEN

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 3514 8260

  • Hotline: 032 844 8880

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh

  • Hotline: 0931 112 900

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Comments